Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng HT trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 93 - 98)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng HT trường THCS

bồi dưỡng HT trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

3.4.1 Các bước khảo nghiệm

Sau khi nghiên cứu lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực cho HT các trường THCS và thực tiễn công tác quản lý bồi dưỡng năng lực cho HT các trường THCS của phòng GD &ĐT huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh , tác giả đưa ra 5 giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực cho HT các trường THCS . Sau đó trưng cầu ý kiến của 19 HT, 20 phó HT và 12 cán bộ quản lý của phòng GD&ĐT huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; 51 GV giỏi một số trường THCS (tổng số 90 người). Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra xin ý kiến

Biện pháp 1

Biện pháp 1

Biện pháp 3 Biện pháp

3 Biện pháp Biện pháp 44 Biện pháp Biện pháp 55 Biện pháp 2

Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra gồm: Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT ( 12 người); Hiệu trưởng các trường THCS (19 người); phó hiệu trưởng các trường THCS (20 người); GV giỏi ở một số trường THCS

Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu và tổng hợp kết quả

Cách tính tốn: Lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra và lập bảng hệ thống.

3.4.2 Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng cho HT các trường THCS huyện Thuận

Thành, tỉnh Bắc Ninh TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần thiết ĐTB Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi ĐTB (3đ) (2đ) (1đ) (3đ) (2đ) (1đ)

1 Chỉ đạo đổi mới xâydựng kế hoạch bồi

dưỡng 45 5 1 2.86 46 4 1 2.88

2

Chỉ đạo xây dựng chương trình bồi dưỡng gắn với chất lượng và hiệu quả quản lý

43 6 2 2.80 44 5 1 2.80

3

Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng kỹ năng quản lý, chú trọng nhân điển hình tiên tiến 47 3 1 2.90 47 3 1 2.90 4

Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng thông qua tự học, tự bồi dưỡng

42 7 2 2.78 44 5 2 2.82

5 Chỉ đạo đổi mới về sử dụng và huy động các nguồn lực (cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính) cho hoạt động

bồi dưỡng

Theo số liệu thu được ở 3.1 cho ta thấy các ý kiến của những người được hỏi ý kiến như sau:

- Về mức độ cấp thiết của các biện pháp:

Tất cả các biện pháp đề xuất đều được đa số đánh giá là cần thiết ở mức độ cao với điểm trung bình đều từ 2.78 trở lên trong đó biện pháp “Đổi mới cơng tác xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng” và “Đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng kỹ năng quản lý, chú trọng nhân điển hình tiên tiến” được đánh giá cao hơn cả với mức điểm 2.86 và 2.90 điều nay cho thấy trong công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch và phương pháp, hình thức tổ chức vẫn được CBQL các trường THCS đánh giá cao, nó quyết định đến kết quả trong công tác bồi dưỡng. Biện pháp “Đổi mới về sử dụng và huy động các nguồn lực (cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính cho hoạt động bồi dưỡng)” có mức điểm thấp nhất điều này cũng phản ánh đúng với tình hình thực tế. hiện nay hầu hết các cơ sở giáo dục đã và đang được đầu tư trang bị CSVC từ các nguồn ngân sách Nhà nước hoặc xã hội hóa nhưng chất lượng vẫn cịn là vấn đề được nhiều CBQL ở các nhà trường băn khoăn khó thực hiện. Cùng với đó là nhân tố con người có đủ khả năng sử dụng đạt hiệu quả cao nhất hay chưa. Kinh phí chi cho bồi dưỡng chi cho cơng tác bồi dưỡng chờ các cấp xét duyệt khá lâu nên cũng ảnh hưởng đến cơng tác bồi dưỡng.

-Về tính khả thi của các biện pháp:

Cả 5 biện pháp đều được đánh giá có tính khả thi ở mức cao (điểm TB từ 2.80 trở lên), nhưng mức độ tính khả thi giữa các biện pháp có khác nhau.

Hai biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao hơn đó là: "Đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng kỹ năng quản lý, chú trọng nhân điển hình tiên tiến", "Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng". Đây là

những biện pháp mà các cơ quan quản lý giáo dục có thể thực thi mà không cần nhiều điều kiện về thời gian và điều kiện vật chất. Hai biện pháp này cũng là hai biện pháp khơng q khó. Vì thế đa số ý kiến cho rằng khả thi.

Hai giải pháp được đánh giá có tính khả thi ở mức thấp hơn một chút đó là

"Phát triển nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng gắn với chất lượng và hiệu quả quản lý" và "Khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường THCS". Có một số người cho rằng không khả thi.

Điều này cho thấy cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp quản lý để nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của CBQL. Tuy nhiên, đa số đánh giá các biện pháp đều có tính khả thi. Với kết quả thu được cho phép chúng ta tin tưởng vào tính khách quan và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất.

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS huyện Thuận Thành; căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, chúng tôi đưa ra 5 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng các trường THCS. Qua khảo sát thực tế tại địa phương huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh cho thấy các biện pháp được đề xuất trong luận văn là đúng đắn, cần thiết và có tính khả thi cao. Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu được chú trọng đồng bộ các biện pháp và Phịng Giáo dục và Đào tạo có một bộ phận theo dõi thực hiện công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng THCS trên địa bàn huyện, có đổi mới xây dựng kế hoạch, có quản lý xây dựng chương trình nội dung bồi dưỡng, có đổi mới phương pháp bồi dưỡng, có đánh giá tầm quan trọng của cơng tác tự bồi dưỡng, có kiểm tra đánh giá, khen thưởng kịp thời, có tăng cường huy động các nguồn lực phục vụ cho cơng tác bồi dưỡng, như vậy thì sẽ có được một đội ngũ hiệu trưởng có đủ về số lượng, mạnh về năng lực quản lý, nghiệp vụ quản lý, chuẩn về chun mơn và tâm huyết với nghề. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục THCS của huyện Thuận thành nói riêng, tỉnh Bắc ninh và của cả nước nói chung.

Các biện pháp này nằm trong một chỉnh thể thống nhất và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy lưu ý trong quá trình áp dụng các biện pháp vào thực tiễn cần có sự phối hợp một cách đồng bộ để đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 93 - 98)