Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 28 - 29)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3 Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng

1.3.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong phạm vi, khuôn khổ luận văn này chỉ đề cập tới khái niệm giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung mà hạt nhân của hệ thống đó là các cơ sở trường học.

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục, theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm là hội tụ của quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [45. Tr, 56 ].

Thực chất có thể thấy quản lý giáo dục là một khoa học về quản lý. Bởi vì vậy mà quản lý giáo dục có đầy đủ các nguyên tắc chung của một khoa học quản lý. Tuy nhiên do tính đặc thù của quản lý giáo dục thì sản phẩm của giáo dục là nhân cách con người, quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng là tình cảm, tâm lý, ý thức con người (học sinh, giáo viên). Vì lẽ đó q trình giáo dục phải diễn ra trong một thời gian dài và huy động nhiều lực lượng tham gia cùng một lúc. Do đó quản lý giáo dục khơng chỉ có đầy đủ các ngun tắc chung về quản lý mà nó cịn chứa đựng những nguyên tắc đặc thù riêng đó là:

+ Thứ hai đó là nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp chung của tồn Đảng, tồn dân. + Thứ ba đó là ngun tắc kết hợp thuyết phục với cơng tác tổ chức, động viên tinh thần với khuyến khích vật chất, chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên nhân viên công tác trong ngành giáo dục.

Như vậy có thể nói bản chất của hoạt động quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục, là sự tác động có mục đích có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý (CBQL) lên đối tượng quản lý (Giáo viên, nhân viên, học sinh...) theo những quy luật khách quan nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả .

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 28 - 29)