Nguyên tắc xây dựng biện pháp bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 79 - 80)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp bồi dưỡng

3.1.1. Đảm bảo tính phù hợp.

Mục đích ở đây chính là tìm ra biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực cho HT các trường THCS góp phần nâng cao chất lượng công tác QL trường THCS huyện Thuận Thành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Để thực hiện được mục đích trên, các giải pháp được đề xuất phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu; đồng thời, chúng phải phù hợp với điều kiện giáo dục cấp THCS tại huyện Thuận Thành và những yêu cầu trong công tác bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tại địa phương.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực quản lý phải dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng kỹ năng quản lý và hoạt động quản lý bồi dưỡng kỹ năng của Hiệu trưởng; biện pháp đề xuất phải có tính kế thừa phù hợp với thực tiễn GD của huyện Thuận Thành đồng thời phát triển theo hướng phát huy những ưu điểm của biện pháp đang áp dụng để biện pháp mới có hiệu quả hơn.

3.1.3. Ngun tắc bảo đảm tính tồn diện

Khi xem xét và nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tố kể cả các mặt khâu trung gian, gián tiếp có liên quan đến sự vật một cách tồn diện để đánh giá chính xác vấn đề được nghiên cứu.

Khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ HT trường THCS nói riêng, đồng thời phải căn cứ vào tình hình của địa phương để đánh giá đúng thực trạng giáo dục và đội ngũ CBQL. Ngồi các vấn đề đó ra cần xem xét mối liên hệ tác động qua lại giữa các

biện pháp và nhu cầu thực tiễn của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, đánh giá khách quan, tránh sự phiến diện một chiều.

3.1.4. Bảo đảm tính khả thi

Biện pháp đưa ra phải phù hợp với nhu cầu của CBQL trong các nhà trường, phù hợp với tình hình thực tế, do định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và đặc điểm của các Nhà trường chi phối trực tiếp đến yêu cầu của quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý nên các biện pháp phải có tính đón đầu, với mục tiêu nâng cao chất lượng GD chính vì lẽ đó các biện pháp đề xuất phải thể hiện sự cần thiết và tính khả thi cao.Chú ý đến năng lực nền tảng chung và năng lực tác nghiệp cụ thể cho đối tượng là CBQL trường THCS.

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng trường THCS huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 79 - 80)