9. Cấu trúc của luận văn
1.3 Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng
1.3.7 Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực HT trường THCS
Chỉ đạo là hướng dẫn các lực lượng thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo cho nhà trường hoạt động một cách thuận lợi. Chỉ đạo là một chức năng mang tính tác nghiệp. Thực tế nhà quản lý đã sử dụng quyền lực QL để tác động đến các đối tượng bị QL, duy trì các mối quan hệ trong tổ chức, khiến cho hệ thống hoạt động đạt được mục tiêu. Điều dễ nhận thấy việc chỉ đạo được bắt đầu từ khi lập kế hoạch, thiết kế bộ máy hoàn chỉnh và xuyên suốt trong quá trình của hoạt động quản lý.
Nội dung chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng HT trường THCS
- Phòng GD&ĐT phải hiểu rõ về HT trường THCS. Đây là nội dung đầu tiên hết sức quan trọng mà cán bộ cấp phịng GD&ĐT phải nắm vững để có thể đưa ra các quyết định và lựa chọn đúng các phương pháp quản lý bồi dưỡng.
- Phải đưa ra được các quyết định lãnh đạo hợp lý
- CBQL cấp phòng GD&ĐT dự kiến các tình huống và tìm cách xử lý tốt các tình huống xảy ra
- Chỉ đạo các cấp cơ sở, HT các trường THCS tham gia kế hoạch bồi dưỡng của phòng chỉ đạo, chỉ đạo HT các trường THCS chủ động bồi dưỡng nâng cao năng lực bản thân.
Tóm lại, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng phải thường xuyên tiếp xúc và làm việc tác động trực tiếp đến HT trường THCS để giúp họ thực hiện tốt kế hoạch mà phòng GD&ĐT đề ra. Để làm tốt chức năng này cán bộ QL phòng cần phải đạt được những yêu cầu sau:
- Phải có kinh nghiệm, có ý chí, có khả năng thực hiện, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ người khác hoàn thành cơng việc
- CBQL cấp phịng phải có khả năng hiểu biết về con người nói chung, đặc biệt là HT trường THCS
- CBQL cấp phòng phải biết lựa chọn việc nào làm trước, việc nào làm sau, biết định hướng, hỗ trợ và kiểm tra những việc ấy.