9. Cấu trúc của luận văn
3.2.3 Biện pháp thứ ba: Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng kỹ năng quản lý, chú trọng
dưỡng kỹ năng quản lý, chú trọng nhân điển hình tiên tiến
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Phương pháp bồi dưỡng phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng tài liệu, nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy, đảm bảo nguyên tắc “người học tự mình hồn
thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy”.
Hình thức bồi dưỡng kỹ năng quản lý đóng vai trị quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng hiệu quả một khóa bồi dưỡng; Cần đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng kỹ năng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng được tham gia bồi dưỡng cập nhật kiến thức kỹ năng quản lý nhà trường ở các hình thức bồi dưỡng khác nhau, quan tâm đến nhân điển hình tiên tiến trong quản lý trường THCS.
Trong thực tế hiện nay cho thấy: dù có thể được đầu tư nhiều kinh phí, thời gian… nhưng, nếu hình thức tổ chức bồi dưỡng một khóa bồi dưỡng khơng phù hợp với đối tượng thì kết quả thu được khơng cao. Chính vì thế để đạt hiệu quả trong bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng cần đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng và chú trọng nhân điển hình tiên tiến, nâng cao chất lượng hiệu quả bồi dưỡng.
3.2.3.2. Đối tượng thực hiện
Cơ quan Phịng GD&ĐT, các đồng chí báo cáo viên tại các lớp bồi dưỡng là đối tượng phải nghiên cứu và thực hiện biện pháp.
3.2.3.3. Nội dung và cách thực hiện
Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, đi nghiên cứu thực tế…
Các giờ học bồi dưỡng phải có phần thực hiện các thao tác để rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. Tài liệu bồi dưỡng khi viết phải cung cấp phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho người học nhiều hơn
Hình thức bồi dưỡng kỹ năng theo cách thức triệu tập học viên, gồm: tập trung, bán tập trung, kèm cặp, bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến.
Hình thức bồi dưỡng kỹ năng phân loại theo thời gian, gồm: dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
quản lý cho hiệu trưởng theo tiêu chuẩn chức danh; bồi dưỡng kỹ năng nâng cao; bồi dưỡng kỹ năng cập nhật, bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới…
3.2.3.4. Cách tổ chức thực hiện biện pháp
Về hình thức bồi dưỡng có thể bồi dưỡng tập trung tại Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, tại các Trường đào tạo bồi dưỡng CBQL có uy tín trong và ngồi tỉnh kết hợp với việc bồi dưỡng theo cụm trường THCS trong huyện dưới hình thức tập huấn chuyên đề. Bồi dưỡng theo hình thức tập trung sẽ tổ chức vào tháng nghỉ hè không gây xáo trộn ảnh hưởng đến nền nếp kỷ cương quản lý. Bồi dưỡng theo chuyên đề tại các cụm trường sẽ tổ chức vào các buổi sinh hoạt chun mơn thống nhất trong tồn huyện, tạo điều kiện về thời gian không làm ảnh hưởng đến công tác chuyên môn ở cơ sở.
Báo cáo viên tại các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng được lựa chọn từ các giảng viên chun ngành có uy tín, các nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm và hiệu trưởng trường THCS đạt chất lượng cao trong huyện, trong tỉnh. Có được một đội ngũ giáo viên cốt cán trong bồi dưỡng chất lượng, chuyên nghiệp, sẵn sàng là việc làm vô cùng quan trọng. Việc này cần phải được quan tâm và đầu tư một cách kỹ lưỡng.
Sau mỗi đợt bồi dưỡng, tập huấn Phòng GD&ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận cho các học viên đã hồn thành chương trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý và coi đây là một tiêu chí thi đua trong cơng tác đào tạo bồi dưỡng của đơn vị trường học.
3.2.3.5. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng phải có kiến thức, kỹ năng quản lý thích ứng các hình thức bồi dưỡng, có nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc đa dạng các hình thức bồi dưỡng; Với các hình thức bồi dưỡng khác nhau sẽ giúp cho hiệu trưởng thích ứng với các tình huống tổ chức bồi dưỡng, được phát triển toàn diện các kỹ năng.
Cần phải xây dựng cụ thể kế hoạch tổ chức các hình thức bồi dưỡng phù hợp đối tượng, nội dung, mục tiêu bồi dưỡng
Nhà trường không thể tự tổ chức tốt việc bồi dưỡng nếu khơng có sự hỗ trợ kinh phí từ nhà nước chính vì vậy cần thực hiện tốt phương châm “Nhà trường và nhà nước cùng làm” bởi đa dạng các hình thức bồi dưỡng này địi hỏi có nguồn kinh phí.
Phải chú trọng nhân điển hình tiên tiến trong quản lý trường THCS quan tâm đến các lĩnh vực: xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng các trường điểm đi tiên phong và làm nòng cốt cho các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý. Phát động phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt - Quản lý tốt” theo các trường THCS điển hình tiên tiến trong và ngoài huyện.