Biện pháp thứ năm: Chỉ đạo đổi mới về sử dụng và huy động các nguồn lực (cơ sở vật chất, thiết bị

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 89 - 92)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Biện pháp thứ năm: Chỉ đạo đổi mới về sử dụng và huy động các nguồn lực (cơ sở vật chất, thiết bị

nguồn lực (cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính) cho hoạt động bồi dưỡng.

3.2.5.1. Mục tiêu đề xuất biện pháp

Cơ sở vật chất (nguồn tài lực, vật lực) có vai trị rất quan trọng nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường THCS. Việc tăng cường các nguồn lực để phát triển các cơ sở bồi dưỡng CBQL giáo dục có ý nghĩa quan trọng, bởi vì đây là loại hình trường chuyên đào tạo “thuyền trưởng” cho ngành giáo dục. Hạ tầng CNTT cung cấp những thông tin cần thiết đáng tin cậy và kịp thời cho việc làm kế hoạch và ra quyết định trong quản lý đặc biệt những năm gần đây trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 thì vai trị của hạ tầng CNTT đóng vai trị rất quan trọng trong cơng tác bồi dưỡng (minh chứng rõ nét là việc hồn thành bồi dưỡng các Modul theo chương trình GDPT 2018); cung cấp một cơ chế bằng thiết lập ngân hàng dữ liệu ở cấp Quốc gia và cơ sở để làm thỏa mãn nhu cầu về thông tin; tăng cường khả năng quản lý, xây dựng và kiểm sốt các luồng thơng tin giữa các cơ quan cũng như từ các cơ sở. Phòng học trực tuyến, webside học tập của Phòng GD&ĐT sẽ giúp cho CBQL có cơ hội học mọi nơi, mọi lúc, học hỏi trong phạm vi toàn cầu.

3.2.5.2. Đối tượng thực hiện biện pháp

Phịng GD&ĐT chính là cơ quan tham mưu để thực hiện biện pháp này bởi đây là cơ sở rất quan trọng để hỗ trợ hoàn thành các biện pháp trên nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường THCS.

3.2.5.3. Nội dung thực hiện biện pháp a. Về cơ sở vật chất

Trong quá trình thực hiện cần khai thác triệt để công năng của cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính hiện có gắn liền với nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng của nhà trường; Sử dụng có hiệu quả các chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy hiện có đi đơi với bổ sung, cập nhật đổi mới chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng;

Huy động các nguồn lực nâng cấp và từng bước trang bị mới hệ thống trang thiết bị dạy học phù hợp với mục tiêu và phương pháp bồi dưỡng. Cải tạo và nâng cấp phòng học đa chức năng, phịng hội thảo. Trang bị hệ thống truyền hình cáp và các phương tiện nghe nhìn, thiết kế phịng học trực tuyến, phịng học thơng minh, cài đặt các phần mềm giảng dạy hiện đại. Tăng cường đầu sách, cung cấp chương trình, giáo trình, tài liệu giúp giảng viên và học viên khai thác tốt các tư liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Hiện đại hóa hệ thống thư viện tiến tới xây dựng Thư viện điện tử và thành lập kho tư liệu của ngành trong toàn huyện.

b. Về tài chính

Hàng năm Phịng GD&ĐT cần chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng CBQL (kinh phí mua sắm thiết bị, văn phịng phẩm; kinh phí xây mới, sửa chữa cơ sở vật chất; kinh phí cho biên soạn chương trình, giáo trình, in ấn tài liệu; chi phí bồi dưỡng giảng viên và các chi phí khác...) tham mưu UBND huyện cấp kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng tập trung vào các nội dung sau:

+ Đảm bảo đủ nguồn tài chính chi cho hoạt động bồi dưỡng CBQL giáo dục; + Tăng cường tham mưu, đầu tư nguồn tài chính cho các hoạt động nghiên cứu khoa học về QLGD, tổ chức hội thảo, xây dựng chương trình, giáo trình tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng;

+ Tăng cường nguồn tài chính cho cán bộ, giảng viên, cơng nhân viên được tham gia hoạt động nghiên cứu thực tiễn: thăm quan, trao đổi kinh nghiệm

các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD tiên tiến trong tỉnh nói riêng và các tỉnh bạn trong tồn quốc.

+ Tăng cường nguồn tài chính để tổ chức cho học viên các lớp bồi dưỡng đi tham quan, học tập các cơ sở giáo dục tiên tiến tại các địa phương trong nước và nước ngoài.

+ Chỉ đạo các nhà trường sử dụng nguồn tài chính được cấp theo đúng qui định của Bộ tài chính và hướng dẫn của địa phương cần khai thác có hiệu quả những cơ chế, chính sách mà Nhà nước đang ưu đãi về tài chính trong hoạt động bồi dưỡng CBQLGD. Các đơn vị cần xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ cơng khai, dân chủ trong đó quan tâm tới kinh phí đãi ngộ đối với các chuyên gia, giảng viên giỏi mời từ các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý GD&ĐT, các cơ sở giáo dục tiên tiến cũng như trong nước tham gia vào hoạt động bồi dưỡng CBQL giáo dục của nhà trường;

Phòng GD&ĐT tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia các dự án, đề án cấp huyện, cấp tỉnh; một mặt sử dụng nguồn tài chính nhà nước chi cho NCKH; mặt khác giúp cho đội ngũ CB, GV của nhà trường tăng cường năng lực NCKH vận dụng những kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng;

3.2.5.4. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Các cơ sở bồi dưỡng CBQL giáo dục (từ huyện, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT..) có trách nhiệm tham mưu cho Bộ GD&ĐT và Chính phủ ban hành các văn bản chính sách về cơ chế tài chính chi cho hoạt động bồi dưỡng CBQL giáo dục.

-Tổ chức khai thác tối đa công năng CSVC, thiết bị hiện có đồng thời kết hợp tốt việc xây dựng kế hoạch xây mới, cải tạo, bảo dưỡng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị (theo chuẩn quy định) hàng năm hoặc từng giai đoạn trình cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt;

- Nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và tài chính chi cho hoạt động

bồi dưỡng CBQLGD;

- Xây dựng và ban hành chính sách động viên, khen thưởng, đãi ngộ công bằng những đơn vị, cá nhân làm tốt hoạt động bồi dưỡng CBQLGD bằng nguồn tài chính dành cho quỹ khen thưởng hàng năm;

- Xây dựng kế hoạch phát động thi đua để tạo động lực cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia nghiên cứu thực hiện các Đề tài khoa học, các Dự án về quản lý trường học, viết sáng kiến kinh nghiệm …một mặt giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ chun mơn tiếp thu những thành tựu về khoa học quản lý giáo dục và chương trình bồi dưỡng ưu việt, mặt khác thu hút nguồn kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho các cơ sở bồi dưỡng CBQL giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 89 - 92)