9. Cấu trúc của luận văn
2.5. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực cho HT các trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
2.5.2. Quản lý Phương pháp, hình thức và phương tiện bồi dưỡng
Để đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng đạt hiệu quả, chất lượng cao thì vấn đề phương pháp, hình thức và phương tiện bồi dưỡng cần được quan tâm chuẩn bị. Quản lý chặt chẽ phương pháp, hình thức và phương tiện bồi dưỡng đảm bảo phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của các phương pháp, hình thức bồi dưỡng và phát huy tối đa phương tiện kỹ thuật dạy học có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng đã xác định.
Đối với vấn đề về hình thức và phương pháp bồi dưỡng đây được coi là những cách thức, biện pháp phối hợp giữa các lực lượng tham gia bồi dưỡng (Cơ quan quản lý, các báo cáo viên, giảng viên…) với đối tượng được bồi dưỡng (hiệu trưởng trường THCS); Phương pháp, hình thức và phương tiện bồi dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau. Phương pháp bồi dưỡng phải phù hợp với hình thức bồi dưỡng đồng thời phương pháp, hình thức bồi dưỡng lại phụ thuộc trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học.
Để có phương pháp bồi dưỡng hiệu quả thì đội ngũ báo cáo viên quyết định rất nhiều. Thực tế trong những năm gần đây đội ngũ báo cáo viên của Phòng GD&ĐT huyện Thuận Thành là các CBQL có năng lực và kinh nghiệm được tuyển chọn từ các CBQL trong huyện, đã được tham gia bồi dưỡng từ Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT (trường đại học SPHN, Học viện QLGD..), Trường Chính trị của tỉnh, đặc biệt, có trình độ đào tạo trên chuẩn. Tuy nhiên có một số báo cáo viên, kinh nghiệm và hiểu biết thực tế về quản lý, chỉ đạo trong các nhà trường còn hạn chế, thiếu những kiến thức thực tiễn để minh họa trong quá trình bài
giảng, chưa thực sự tâm huyết vì vậy vẫn cịn nhiều hạn chế.
Quản lý phương pháp, hình thức và phương tiện bồi dưỡng bao thông thường bao gồm các vấn đề: Quản lý nhận thức của đội ngũ giảng viên về tầm quan trọng của phương pháp, hình thức bồi dưỡng; quản lý kiến thức, kỹ năng sử dụng phương pháp, hình thức bồi dưỡng của các giảng viên và của đối tượng bồi dưỡng; quản lý việc vận dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy, bồi dưỡng của giảng viên và phương pháp học tập, tài liệu tham khảo của người được bồi dưỡng.
Qua khảo sát nguồn tài liệu bồi dưỡng mà các đồng chí Hiệu trưởng tham khảo:
Bảng 2.15. Quy mơ sử dụng nguồn tài liệu tham khảo của HT các trường THCS để tự bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ quản lý
TT Tên tài liệu ThườngXuyên (3) Không TX (2) Không sử dụng (1) Điểm TB
1 Tài liệu chuyên ngành do Bộ GD&ĐT,
Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cung cấp 19 0 0 3
2 Tủ sách nhà trường 4 6 9 1,74
3 Báo giáo dục thời đại 4 5 10 1,68
4 Tạp chí giáo dục 13 6 0 2,68
5 Tài liệu do các trường cao đẳng sư phạm
cung cấp 3 9 7 1,79
6 Các tài liệu từ nguồn Internet 4 6 9 1,74
Qua số liệu thống kê trên cho thấy: Hầu hết HT có thái độ tốt với việc sử dụng tài liệu tham khảo. Nguồn tài liệu phổ biến là do ngành giáo dục cung cấp. Ngồi ra, nguồn tài liệu khơng chỉ dừng lại ở số tài liệu tham khảo chuyên ngành do cơ quan chỉ đạo cung cấp mà đòi hỏi người HT các trường THCS cần phải chủ động tích cực trong việc khai thác nguồn tài liệu tham khảo đặc biệt là nguồn tài liệu trong các trang mạng chính thống cung cấp, coi đây là cẩm nang, giúp cho mỗi người ln cập nhật tri thức, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu
đổi mới GD hiện nay.