9. Cấu trúc của luận văn
1.3 Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng
1.3.4 Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng trường THCS
Lập kế hoạch bồi dưỡng
Chức năng lập kế hoạch là chức năng quan trọng trong các chức năng của quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai. Khơng những thế chức năng lập kế hoạch còn là chỗ dựa của các chức năng khác; trên cơ sở lập kế hoạch mà các nhà quản lý của các hệ thống sẽ tổ chức điều khiển, kiểm tra nhằm đảm bảo được tất cả các mục tiêu thơng qua kế hoạch đã có để đạt được mục tiêu đó.
Lập kế hoạch chính là quyết định trước hết cần phải làm cái gì, làm như thế nào, thời gian làm và đối tượng thực hiện; Kế hoạch có thể được coi như cây cầu bắc qua các khoảng trống để đi tới đích; Q trình lập kế hoạch là q trình địi hỏi chúng ta phải xác định các đường lối một cách có ý thức và đã ra các quyết định của chúng ta trên cơ sở mục tiêu, sự hiểu biết và những đánh giá thận trọng về những nội dung quản lý giáo dục.
Bồi dưỡng năng lực thực hiện chức năng kế hoạch hóa
Chức năng kế hoạch hóa trong giáo dục với nghĩa rộng nhất là áp dụng sự phân tích hệ thống và hợp lý các q trình phát triển giáo dục với mục đích làm cho
giáo dục đạt được kết quả và có hiệu quả hơn phù hợp với những yêu cầu và nhiệm vụ của người học và xã hội đặt ra. Kế hoạch hóa là một chức năng quan trọng của cơng tác QL nhà trường nói chung và quản lý trường THCS nói riêng. Tất cả các hoạt động quản lý đều được bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch. Kế hoạch được thể hiện ở các lĩnh vực hoạt động của nhà trường, xã hội. Việc xây dựng kế hoạch có tác dụng phối hợp các hoạt động trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu của nhà trường; xây dựng kế hoạch để khẳng định sự phát triển của nhà trường trong tương lai; đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động của nhà trường và tạo khả năng thực hiện các hoạt động một cách kinh tế; kế hoạch có tác dụng tạo điều kiện cho người quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của cá nhân, tập thể trong tổ chức nhà trường.
Bồi dưỡng năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra
Sau khi thực hiện lập được kế hoạch cho năm học và cho từng tháng, từng tuần, người Hiệu trưởng phải tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã vạch ra. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong trường THCS là một hoạt động thường xuyên, liên tục và được tiến hành trong suốt năm học, đây là khâu tạo ra hiệu quả thực sự của hoạt động QL. Người Hiệu trưởng nhà trường thực hiện tốt công tác này sẽ biến kế hoạch thành hiện thực, biến mục tiêu thành kết quả, việc này địi hỏi cao ở Hiệu trưởng về trình độ chun mơn nghiệp vụ và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn.
Bồi dưỡng năng lực chỉ đạo thực hiện mục tiêu QL trong trường học
Quản lý quy mô phát triển (số lượng HS, số lớp). Quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục.
Quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên, bao gồm: Sắp xếp tổ chức và phân công đội ngũ CBGV vào các lớp, các cơng việc cụ thể; Thúc đẩy hoạt động của các đồn thể trong nhà trường; Phân công trong các tổ chuyên môn; đặc biệt là công tác bồi dưỡng đội ngũ CBGV trường THCS nhằm nâng cao trình độ đội ngũ CBGV là một yêu cầu cấp bách trong các nhà trường. Người HT cần tạo điều
kiện cho đội ngũ CBGV vận dụng tốt những lý luận đã học vào thực tiễn, tích lũy và tổng kết được nhiều kinh nghiệm tiên tiến, rút ra những bài học q báu, qua đó nâng cao trình độ về mọi mặt.
Hiệu trưởng phải làm các công việc:
+ Củng cố, rèn luyện, nhận thức về vị trí và trách nhiệm của mình cho CBGV. + Xây dựng nhà trường thành một tập thể đoàn kết.
+ Chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho CBGV.
+ Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và rèn tay nghề (phương pháp dạy học) cho CBGV: Thực hiện các yêu cầu chuyên môn: kiểm tra, dự giờ, thăm lớp; áp dụng các sáng kiến, kinh nghiệm trong và ngoài nhà trường; giúp đỡ CBGV yếu kém...
Bồi dưỡng hình thức quản lý đội ngũ CBGV trong trường học
Quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên là điều hành tập thể những người lao động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Người HT quản lý cán bộ giáo viên bằng các hình thức sau:
+ Quản lý cán bộ giáo viên thông qua kế hoạch công tác cá nhân của họ; + Quản lý cán bộ giáo viên thông qua tập thể tổ và phong trào thi đua của các cấp;
+ Quản lý CBGV bằng các văn bản, thể chế của Nhà nước... Quản lý sự tác động của mơi trường bên ngồi vào nhà trường:
Người Hiệu trưởng quản lý tốt phải biết khai thác các nguồn lực của cộng đồng để hỗ trợ cho việc thực hiện nội dung chương trình của nhà trường; thấy được những khó khăn của cộng đồng để có phương án hỗ trợ nếu nhà trường có khả năng hoặc có phương án phịng ngừa những tác động tiêu cực ngồi xã hội vào nhà trường. Biết khơi dậy trong giáo viên tính cạnh tranh lành mạnh, nắm bắt được thời cơ thuận lợi, hành động kịp thời, không để nhà trường lạc điệu và lạc hậu...
Quản lý các lĩnh vực như: cơ sở vật chất, tài chính trường THCS phải đạt được các mục tiêu cơ bản là xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu GD HS; sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt hệ thống cơ sở vật chất của trường. Do vậy HT nhà trường phải có nghiệp vụ về cơng tác quản lý tài chính thực hiện tốt cơng tác tham mưu, tuyên truyền xã hội hóa giáo dục để từng bước tăng cường nguồn kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo HS trong nhà trường.
Bồi dưỡng thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá cho Hiệu trưởng
Trong q trình quản lý trường THCS, HT có quyền và trách nhiệm kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động trong trường và tự kiểm tra, đánh giá hoạt động QL của mình. Thơng qua chức năng kiểm tra giúp Hiệu trưởng có thể nắm được các thơng tin cần thiết về mọi mặt của trường; phát hiện những sai sót để điều chỉnh kịp thời để hoàn thành mục tiêu quản lý.