Quản lý lập kế hoạch, mục tiêu nội dung bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 59 - 62)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực cho HT các trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

2.5.1. Quản lý lập kế hoạch, mục tiêu nội dung bồi dưỡng

Kết quả khảo sát về thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng Hiệu trưởng từ CBQL Phòng GD&ĐT và các trường THCS cho thấy

Bảng 2.14. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực HT các trường THCS Huyện Thuận Thành

TT Nội dung công tác đào tạo, bồidưỡng năng lực HT

Mức độ

1 2 3 4 5 ĐiểmTB

1 Mục đích đào tạo, bồi dưỡng được

xác định rõ ràng 0 7 22 18 4 3,37

2

Nội dung bồi dưỡng năng lực phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của Hiệu trưởng

9 13 17 14 7 3,47

3

Thực hiện cử CBQL và các đối tượng nằm trong quy hoạch đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, lý luận chính trị

4 6 12 20 13 3,86

4 Thực hiện bồi dưỡng năng lực bằng

nhiều hình thức 2 13 20 10 8 3,29

5 Hiệu quả của việc vận dụng năng

lực quản lý sau bồi dưỡng 2 16 15 10 10 3,31

Điểm bình quân chung 3,46

(số liệu điều tra từ 51 CBQL Phòng GD&ĐT và các trường THCS)

Mục tiêu của bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng trường THCS là trạng thái tương lai, kết quả cuối cùng mà tổ chức và các chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng mong muốn đạt được. Chính vì lẽ đó quản lý mục tiêu bồi dưỡng là nhiệm vụ trọng tâm của các chủ thể quản lý nhằm thực hiện chức năng điều chỉnh mọi hoạt động bồi dưỡng, hướng tới mục tiêu đã xác định; Để hoạt động bồi dưỡng đạt chất lượng và hiệu quả, các chủ thể quản lý phải quản lý việc xây dựng mục tiêu và nội dung bồi dưỡng; Mục tiêu bồi dưỡng phải được cụ thể hóa trong từng thời điểm và được điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng và tình hình thực tiễn nhằm bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới toàn diện GD&ĐT trong giai đoạn mới.

Quản lý mục tiêu bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng trường THCS thường là quản lý mơ hình mục tiêu về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ

quản lý của hiệu trưởng trường THCS, đòi hỏi phải quản lý cả quá trình thực hiện mục tiêu bồi dưỡng.

Quản lý nội dung bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng trường THCS được quy định từ mục tiêu bồi dưỡng. Song song với xây dựng mục tiêu thì đồng thời phải xây dựng và quản lý nội dung bồi dưỡng đây là một trong những yếu tố quyết định chất lượng hiệu quả của bồi dưỡng. Ngoài ra quản lý nội dung bồi dưỡng cịn là quản lý tồn bộ hệ thống các kiến thức, các kỹ năng kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ quản lý cần trang bị cho hiệu trưởng. Quản lý nội dung bồi dưỡng chính là điều khiển, tổ chức, đảm bảo cho nội dung bồi dưỡng luôn nhất quán với mục tiêu, đáp ứng yêu cầu của bồi dưỡng và đảm bảo từng bước thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã xác định. Trong thực hiện quản lý nội dung bồi dưỡng đòi hỏi phải quản lý tốt ngay từ khâu lập kế hoạch, xây dựng thực hiện chương trình bồi dưỡng, cho đến việc triển khai kế hoạch bồi dưỡng (phân công, phân cấp, tổ chức thực hiện bồi dưỡng).

Trong thực tế nội dung bồi dưỡng mới chỉ dừng lại ở việc bồi dưỡng theo yêu cầu của cấp trên ví dụ trong 2 năm gần đây ngồi việc bồi dưỡng chính trị tư tưởng do Phịng GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức vào dịp hè theo kế hoạch thì đa phần các Hiệu trưởng nói riêng và CBQL nói chung chỉ tham gia bồi dưỡng các Modul theo chương trình GDPT 2018 theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chỉ được thực hiện ở một số CBQL trẻ (theo học các lớp thạc sĩ QLGD, Trung cấp LLCT…)

Như vậy công tác quản lý lập kế hoạch, xây dựng mục tiêu và nội dung bồi dưỡng chưa được thực hiện theo nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng của Hiệu trưởng và rất thụ động.

Khi trao đổi với đồng chí N.M.Ư Hiệu trưởng trường THCS XL được biết: “trong quá trình quản lý nhà trường tại thời điển này, khó khăn lớn nhất của tơi là đã lớn tuổi do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là việc cập nhật các phần mềm quản lý mới, trong khi đó các lớp

bồi dưỡng rất ít” đây chính là hạn chế lớn mà cơng tác quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng hiện nay còn chưa giải quyết được.

Kết quả trên cho thấy công tác quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường THCS đã được thực hiện nhưng chưa sát với nhu cầu cần bồi dưỡng: còn tới 22 ý kiến (chiếm 43.1%) cho rằng nội dung bồi dưỡng năng lực trong thực tế ít phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng; Hiệu quả của việc vận dụng năng lực được bồi dưỡng trong quản lý chưa cao…

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 59 - 62)