9. Cấu trúc của luận văn
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng trường THCS
- Kiểm tra phải có hiệu quả, kết quả kiểm tra phải được dùng vào thực tiễn. Rút kinh nghiệm cho các công việc, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng của phịng GD&ĐT để thực hiện tốt cơng tác bồi dưỡng sau này.
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực hiệu trưởngtrường THCS trường THCS
Trong công tác quản lý hiện nay khơng chỉ hạn chế về số lượng mà cịn hạn chế về chất lượng. Một số Hiệu trưởng chưa được đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức xây dựng Đảng và quản lý nhà nước về giáo dục. Do đó, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý của hiệu trưởng các trường THCS không đồng đều.
Trong những năm gần đây xuất hiện tình trạng “chảy máu chất xám” nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng diễn ra tương đối phổ biến, một số cán bộ quản lý giỏi lại chuyển sang làm ở những lĩnh vực khác. Thực tế hiện nay ở các trường THCS, Hiệu trưởng được đào tạo chuyên ngành sư phạm; khi được bổ nhiệm mới được cử đi học các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý giáo dục, lý luận chính trị.
Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan như:
- Tác động của sự phát triển nhanh chóng của khoa học, cơng nghệ, những biến đổi của nền kinh tế cũng như xã hội điều này địi hỏi Hiệu trưởng phải có sự thích ứng cao.
- Tác động của cơ chế, chính sách từ trung ương đến địa phương trong quản lý giáo dục: Sự thay đổi cơ chế, chính sách trong quản lý nhà nước phần nào cũng có tác động đến bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng
- Năng lực bản thân, nhận thức của mỗi Hiệu trưởng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý bồi dưỡng năng lực cho mỗi Hiệu trưởng.
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng đó là: sự phối hợp giữa Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (chủ thể quản lý bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường THCS) với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng; chế độ chính sách đối với người làm cơng tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng chưa phù hợp; các quy định về công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý chưa đầy đủ, chặt chẽ và toàn diện.
Đặc biệt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2020-2025 định hướng đến năm 2030 với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, trình độ, năng lực đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo hướng dạy học tích hợp liên mơn trong chương trình GDPT 2018 là yếu tố ảnh hưởng lớn đến bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng trường THCS.
Tiểu kết chương 1
Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục, nhiều vấn đề đã và đang được đổi thay về lý luận và thực tiễn vì vậy người làm cơng tác quản lý ở một cơ sở giáo dục và cao hơn nữa là ở các cơ quan QLGD có một vai trị vơ cùng quan trọng qua những bài học thực tế đã cho thấy điều đó. Một hiệu trưởng giỏi có thể làm thay đổi căn bản bộ mặt, chất lượng giáo dục và nề nếp của một nhà trường, muốn vậy thì cơng tác bồi dưỡng năng lực đối với CBQL nói chung và Hiệu trưởng nói riêng là rất quan trọng bởi nó giúp cho nghiệp vụ quản lý của Hiệu trưởng được nâng lên cùng với đó là chất lượng giáo dục đào tạo được quan tâm và phát triển. Chương 1 của luận văn đã tìm hiểu các vấn đề liên quan đến quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng trường THCS đó là:
- Quản lý bồi dưỡng năng lực cho Hiệu trưởng trường THCS về lãnh đạo và quản lý trường học, chủ động trong đổi mới lãnh đạo, quản lý để phát triển nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục
- Những nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực cho Hiệu trưởng trường THCS liên quan đến các nội dung: Lập kế hoạch; quản lý hoạt động dạy học và quy chế chuyên môn; quản lý CSVC, trang thiết bị dạy học; quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả dạy học; năng lực xử lý thông tin, soạn thảo văn bản và thi hành các quyết định..
- Ngoài ra chương 1 cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng trường THCS: Tác động của sự phát triển nhanh chóng của khoa học, cơng nghệ, những biến đổi của nền kinh tế cũng như xã hội; Tác động của cơ chế, chính sách từ trung ương đến địa phương trong quản lý giáo dục. Ngoài ra các yếu tố khác ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng đó là: sự phối hợp giữa Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo (thường là Trưởng Phòng) (chủ thể quản lý bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường THCS) với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng (Phịng Nội vụ, Ban Tuyên Giáo, Trung tâm BDCT huyện …); chế độ chính sách đối với người làm cơng tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng chưa phù hợp; các quy định về công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý chưa đầy đủ, chặt chẽ và toàn diện.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HIỆU TRƯỞNG