Biện pháp thứ hai: Chỉ đạo xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực gắn với chuẩn chất lượng và

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 82 - 84)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Biện pháp thứ hai: Chỉ đạo xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực gắn với chuẩn chất lượng và

gắn với chuẩn chất lượng và hiệu quả quản lý

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Chỉ đạo xây dựng chương trình bồi dưỡng phải theo hướng nhấn mạnh việc chuyển đổi từ học cái gì đến người học có thể học và làm được những gì trong cơng tác quản lý. Nội dung phải được thay đổi điều chỉnh cho phù hợp theo từng chu kỳ bồi dưỡng.

Chương trình bồi dưỡng phải có đầy đủ phẩm chất và năng lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường, cụ thể là: Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cơng nghiệp hóa đất nước và hội nhập quốc tế; Kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung, với trường THCS nói riêng; Kiến thức và kỹ năng quản lý chuyên môn, trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THCS.

3.2.2.2. Đối tượng thực hiện của biện pháp

Phịng GD&ĐT chủ trì cùng đội ngũ báo cáo viên xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng theo đúng nhu cầu bồi dưỡng của các Hiệu trưởng trường THCS.

Hiệu trưởng các trường THCS là người trực tiếp thực hiện biện pháp này để bồi dưỡng những năng lực cịn thiếu, cịn yếu của chính mình.

3.2.2.3. Nội dung của biện pháp

Nội dung bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng cần chú trọng kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức. Các biện pháp tập trung bồi dưỡng các kỹ năng phát hiện và giải quyết các tình huống trong quản lý giáo dục.

Việc xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý gắn với chất lượng và hiệu quả. Kế hoạch bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng có trở thành hiện thực hay khơng, các mục tiêu bồi dưỡng đặt ra thực hiện đến mức độ nào, điều đó phụ

thuộc rất nhiều vào vào việc xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý. Xu hướng xây dựng chương trình, biện pháp bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng hiện nay là căn cứ vào yêu cầu đề ra để thiết kế mục tiêu, nội dung chương trình hay cịn gọi là giáo dục dựa vào năng lực thực hiện, chương trình bồi dưỡng cũng cần được thiết kế vào công việc thực tế của họ.

Thực tế để đáp ứng đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay cần phải bồi dưỡng cho hiệu trưởng kỹ năng cụ thể hóa kế hoạch thành chương trình hành động theo các mốc thời gian. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong thực hiện nhiệm vụ đó. Xây dựng tốt nội dung bồi dưỡng sẽ giúp cơ quan quản lý chỉ đạo, quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý diễn ra theo một nhịp điệu, đảm bảo tiến độ đề ra.

Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng, có thể kiểm tra được tình hình thực hiện bồi dưỡng của hiệu trưởng theo từng mốc thời gian năm học; Nội dung bồi dưỡng phải gắn với việc phân công nhiệm vụ của từng cấp quản lý, Phịng GD&ĐT làm gì? Các trường THCS làm gì? Hiệu trưởng trường THCS làm gì? Các lớp bồi dưỡng kỹ năng cho hiệu trưởng phải làm gì? việc phân cơng cơng việc cần gắn với trách nhiệm và hiệu quả cụ thể. Nội dung bồi dưỡng kỹ năng cũng cần dựa trên mức độ ưu tiên của các mục tiêu để huy động các nguồn lực tập trung cho mục tiêu chính của việc bồi dưỡng nói riêng cũng như sự phát triển giáo dục nói chung.

3.2.2.4. Cách tổ chức thực hiện biện pháp

Phòng GD&ĐT tổ chức cho đội ngũ cốt cán căn cứ vào nội dung cần bồi dưỡng biên soạn tài liệu bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng các trường THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng phải mang tính khoa học, cập nhật được kiến thức mới về quản lý giáo dục và sát với thực tế giáo dục địa phương. Cần chú trọng các yêu cầu: sát mục tiêu bồi dưỡng; sát đối tượng bồi dưỡng; sát nhu cầu bồi dưỡng; sát khả năng bồi dưỡng.

Phòng GD&ĐT với vai trò chủ thể quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng trường THCS phối hợp tốt với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trung tâm

bồi dưỡng chính trị huyện, Sở GD&ĐT, các đơn vị có chức năng bồi dưỡng cán bộ quản lý để điều phối, khớp nối hoạt động bồi dưỡng nhằm tránh trùng lặp nội dung bồi dưỡng. Việc xây dựng chương trình bồi dưỡng, chuẩn bị tài liệu, phải phù hợp từng đối tượng học viên với các cấp độ khác nhau; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, học tập kỹ năng quản lý .

Nội dung chương trình bồi dưỡng phải được đưa ra khảo sát hàng năm đối với cán bộ quản lý. Nội dung ngồi tính liên thơng cần chú trọng đến việc bồi dưỡng các thao tác, thực hành, thực tiễn và kinh nghiệm.

3.2.2.5. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý gắn với chất lượng và hiệu quả đáp ứng yêu cầu cần có các điều kiện sau:

+ Với các cấp quản lý giáo dục (bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, UBND các cấp) cần phải ban hành hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn việc xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng trường THCS; Các cơ quan quản lý chuyên môn giáo dục, các trường đào tạo cán bộ quản lý cần tổ chức hội thảo và thống nhất đưa ra chương trình khung về nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý.

+ Công tác bồi dưỡng phải gắn với yêu cầu chất lượng và hiệu quả giáo dục muốn vậy ngoài việc tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho hiệu trưởng các trường THCS cần làm tốt việc động viên, giúp đỡ, hỗ trợ người tham gia bồi dưỡng và người được bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 82 - 84)