Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 66 - 73)

9. Cấu trúc của luận văn

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực của HT trường THCS

2.6.1. Những yếu tố khách quan

Qua khảo sát số liệu ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan đến quản lý bồi dưỡng năng lực cho hiệu trưởng thu được kết quả trong bảng 2.17 cụ thể

Bảng 2.17. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá tác động các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực HT trường THCS

Các yếu tố ảnh hưởng Khơngảnh hưởng

Ít ảnh

hưởng hưởngẢnh ĐiểmTB

1) Tác động sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ và những biến đổi kinh tế, xã hội của đất nước

7 18 14 2,18

2) Tác động từ chủ trương đổi mới quản lý giáo dục và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của Đảng và Nhà nước

9 16 14 2,13

3) Tác động từ chủ trương, kế hoạch, quy trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15 12 11 1,85

4) Các nguyên nhân khác 16 15 8 1,79

2.6.1.1 Các tác động từ sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ và

những thay đổi của nền kinh tế, xã hội của đất nước

Trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ này thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục và đào tạo, tạo ra cả thời cơ và cũng là thách thức đối với mọi quốc gia, có thể nói trong lịch sử phát triển của thế giới chưa có một thời kỳ nào mà nhân loại đứng trước những cơ hội phát triển to lớn do sự tác động mạnh mẽ của những tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại, điều này cũng đang đặt ra vấn đề học tập suốt đời đã trở thành một xu thế mà con người phải thực hiện nếu không muốn lạc hậu; việc học tập của mọi người diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Xây dựng một xã hội học tập suốt đời cần dựa trên cơ sở bốn yêu cầu cơ bản hay còn gọi là bốn trụ cột mà trong báo cáo trình UNESCO của Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đề cập đến, đó là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người.

Sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tồn xã hội nói chung và từng gia đình nói riêng đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Hàng năm, Nhà nước đều tăng kinh phí cho GD&ĐT, các hình thức giáo dục ngồi cơng lập ngày một phát triển (CSVC, trang thiết bị dạy học, miễn, giảm học phí …). Hiện nay điều kiện kinh tế, xã hội được nâng lên do đó các cơ sở giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học nói chung và các trường THCS nói riêng đều được đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học, và các điều kiện khác để góp phần nâng cao chất lượng học tập, sinh hoạt của giáo viên và học sinh. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi rất cơ bản nhưng cũng là thách thức rất lớn cho người hiệu trưởng trường THCS trong lãnh đạo, quản lý trường học, trong bồi dưỡng, nâng cao NLQL của bản thân.

Tuy nhiên bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo, sự thay đổi chênh lệch mức sống trong các tầng lớp dân cư ngày càng gia tăng. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống, chủ nghĩa thực dụng hưởng thụ, chạy theo đồng tiền và tiện nghi vật chất, ít quan tâm đến lợi ích tập thể, phủ nhận những giá trị nhân bản trong truyền thống văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam, cùng với những tệ nạn xã hội là những yếu tố tác động tiêu cực tới GD&ĐT nói chung và đội ngũ những người hiệu trưởng nói riêng. Cơ chế thị trường cũng là yếu tố tác động làm biến dạng mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa giáo viên với cha mẹ học sinh, giữa giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên với hiệu trưởng.

Thực tế khơng ít những tiêu cực trong nhà trường như việc “chạy lớp, chạy trường” của một số gia đình phụ huynh học sinh cũng đã làm cho người hiệu trưởng phải chịu những áp lực lớn từ nhiều phía. Bản thân mỗi hiệu trưởng nếu không giữ vững được phẩm chất, đạo đức của nhà giáo thì dễ bị sa ngã hoặc nể nang làm sai những chủ trương, quy định, thậm chí không giữ được đúng định hướng xây dựng nhà trường, làm sai lệch vị trí, vai trị, sứ mạng đã được xác định của nhà trường.

Những tiêu cực cũng đặt ra đói với mỗi người hiệu trưởng cho cơng tác quản lý những thách thức không nhỏ khi thực hiện năng lực trong lãnh đạo, quản lý nhà trường, điều đó địi hỏi người hiệu trưởng phải có kiến thức, NLQL thật vững và sử dụng phương pháp phụ hợp, tác phong quản lý một cách linh hoạt, mềm dẻo, đúng nguyên tắc, đảm bảo trong hoạt động quản lý vẫn giữ được những định hướng của nhà trường, khơng làm sai chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhưng đồng thời cũng xây dựng được mối quan hệ tốt với cha mẹ học sinh, với cấp trên, không bị cuốn theo những áp lực, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ nhà trường.

Đa số các ý kiến được hỏi cho rằng yếu tố này ít ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng năng lực của hiệu trường (18/39 ý kiến), trong các ý kiến được hỏi có tới 14 ý kiến cho rằng yếu tố này sẽ tác động đến quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng.

Thực tế cho thấy, đâu đó có hiện tượng “chạy chức, chạy quyền” trong tuyển dụng giáo viên và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo của các nhà trường, tuy không phải là hiện tượng phổ biến nhưng cũng đã dẫn đến tình trạng có một số hiệu trưởng yếu kém về phẩm chất và NLQL. Những vấn đề trên một mặt địi hỏi phải đổi mới cơng tác cán bộ, đảm bảo bổ nhiệm hiệu trưởng trường THCS đủ phẩm chất và năng lực, mặt khác phải thanh lọc, làm trong sạch đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS, đồng thời tăng cường bồi dưỡng, đảm bảo cho hiệu trưởng trường THCS đáp ứng được chuẩn hiệu trưởng, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý trường học trong điều kiện mới.

2.6.1.2 Tác động từ chủ trương đổi mới quản lý giáo dục và xây dựng đội ngũ

cán bộ quản lý giáo dục của Đảng và Nhà nước

Thông qua số liệu điều tra đa số các ý kiến cho rằng các tác động từ chủ trương đổi mới quản lý giáo dục và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của Đảng và Nhà nước có sự ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng trường THCS (14 ý kiến cho rằng ảnh hưởng, chỉ có 9/39 ý kiến cho rằng khơng ảnh hưởng)

Trong giai đoạn hiện nay sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đặt ra những yêu cầu mới đối với GD&ĐT. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo đã trở thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân.

Chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là một quan điểm nhất quán, đã được thể hiện một cách hệ thống trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và quá trình chỉ đạo thực hiện của Nhà nước.

Để đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT, địi hỏi phải xây dựng một nền giáo dục mở, thực học, dạy tốt và học tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý gắn với xây dựng một xã hội học tập, đảm bảo cho GD&ĐT ngày một hội nhập sâu hơn vào hệ thống giáo dục quốc tế và khu vực, đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc của dân tộc. Mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của đất nước, phấn đấu đến năm 2030 giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Những vấn đề đó đã đặt ra cho giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng những u cầu mới. Địi hỏi giáo dục THCS phải có những đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp dạy và học. Các nhà trường THCS phải thực hiện tốt nhiệm vụ mục tiêu đã được đặt ra góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Đổi mới dạy học trong các nhà trường THCS địi hỏi người hiệu trưởng một mặt phải nhanh chóng bắt kịp những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực; mặt khác phải có những phẩm chất của người thầy, của người lãnh đạo quản lý, mặt khác phải có kiến thức những tư duy mới trong lãnh đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường.

Trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của đất nước việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, khẳng định: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo;

thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ln được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chú trọng thực hiện điều này thể hiện tại Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư .

“Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã xác định những quan điểm, chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nước nhà cũng đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định tại Nghị quyết lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI, ngày 04/11/2013, để thực hiện được điều đó, một trong những giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD một cách đồng bộ, được đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất và nghiệp vụ quản lý đã được xác định trong Nghị quyết và đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ CBQLGD.

Trong chỉ đạo đổi mới giáo dục, Đảng ta đã xác định một hệ thống các giải pháp thiết thực, cụ thể trong đó có chú trọng đến phát triển đội ngũ CBQL giáo dục. Trên thực tiễn, việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế cịn gặp nhiều khó khăn; Một mặt, do những yêu cầu cao hơn trong thời kỳ mới, mặt khác, trình độ NLQL của CBQL các cấp trong đó có hiệu trưởng trường THCS chưa đáp ứng được u cầu, nhiệm vụ mới của GD&ĐT.

Chính vì vậy để thực hiện được mục tiêu đổi mới giáo dục đòi hỏi Hiệu trưởng phải nỗ lực phấn đấu, rèn luyện trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, tự làm giàu tri thức, phát triển tư duy của người lãnh đạo, quản lý trường học, khơng ngừng hồn thiện, nâng cao NLQL đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.6.1.3 Tác động từ chủ trương, kế hoạch, quy trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, các cơ quan quản lý GD&ĐT các cấp đã triển khai xây dựng quy hoạch, kế

hoạch phát triển đội ngũ CBQL giáo dục, một vấn đề khơng thể thiếu đó là đào tạo, bồi dưỡng đã được đặt ra như một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Chính vì lẽ đó UBND huyện Thuận Thành ban hành Quyết định số 329/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 về quy định tiêu chuẩn và quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển viên chức quản lý các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo thuộc UBND huyện Thuận Thành; Quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 25/11/2016 về phê duyệt quy hoạch dự nguồn các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo thuộc UBND huyện Thuận Thành quản lý giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 204/QĐ-UBND ngày 23/7/2019 về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nguồn CBQL ngành GD&ĐT giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 06/9/2016 về phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giai đoạn 2016-2020.

Đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng tác động từ chủ trương, kế hoạch, quy trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo không ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng.

Muốn xây dựng đội ngũ Hiệu trưởng vừa giỏi về năng lực quản lý, vừa có phẩm chất chính trị tốt tâm huyết với nghề cần phải có quy trình bồi dưỡng hợp lý bời có thể thì việc quản lý bồi dưỡng cịn phải khắc phục được sự chồng chéo, tránh được lãng phí các nguồn lực bồi dưỡng thì hiệu quả bồi dưỡng mới được nâng lên. Mặt khác từ chủ trương, chính sách xây dựng chương trình bồi dưỡng kịp thời, bổ ích đây là những nhân tố tích cực để xây dựng, phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THCS, đảm bảo cho họ có phẩm chất, tri thức và những kỹ năng quản lý cần thiết trong thời kỳ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hội nhập quốc tế. Chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng NLQL cho hiệu trưởng phụ thuộc khá nhiều vào quy trình tổ chức bồi dưỡng. Nếu việc xây dựng được một quy trình bồi dưỡng hợp lý, khoa học, sát đối tượng thì sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt chương trình, nội dung bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w