9. Cấu trúc của luận văn
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực của HT trường THCS
2.6.2. Những yếu tố chủ quan
Đánh giá tác động của các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng
Bảng 2.18. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá tác động các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực HT trường THCS
Các yếu tố ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Điểm TB
1. Tác động từ yếu tố cá nhân của Hiệu trưởng
như: phẩm chất, nhân cách … 9 10 20 2,28
2. Tác động từ trình độ chun mơn, nghiệp vụ
của bản thân hiệu trưởng 8 12 19 2,28
3. Tác động từ trình độ và năng lực quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng của hiệu trưởng
6 14 19 2,33
4. Các nguyên nhân khác 16 15 8 1,79
2.6.2.1 Tác động từ yếu tố phẩm chất, nhân cách của hiệu trưởng
Trong mỗi nhà trường, Hiệu trưởng vừa là nhà quản lý, lãnh đạo, vừa là nhà giáo dục có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng ở nhà trường. Chính vì vậy, phẩm chất, nhân cách của hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng, tác động to lớn đến quá trình quản lý nhà trường của Hiệu trưởng.
Với tư cách là người đứng đầu nhà trường, để thực hiện tốt vị trí, vai trị của mình trước hết Hiệu trưởng phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức, tác phong mẫu mực của người thầy. Người hiệu trưởng phải là con chim đầu đàn trong tập thể sư phạm của trường để dẫn dắt, thuyết phục cán bộ, giáo viên của nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT.
Khi Hiệu trưởng nhà trường là tấm gương trong việc thực thi pháp luật, chấp hành kỷ luật, trung thực và liêm khiết trong cuộc sống, phải được tập thể sư phạm, các đồng nghiệp quý trọng và học sinh tin yêu thì sự nghiệp giáo dục của nhà trường ấy phát triển là điều tất yếu.
Khi được trao đổi về tác động từ yếu tố phẩm chất, nhân cách của hiệu trưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng có tới 20/39 ý kiến cho rằng có sự ảnh hưởng rõ ràng; 9/39 ý kiến được hỏi có quan điểm khơng có sự ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng.
Phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của người hiệu trưởng có vai trị đặc biệt quan trọng Hiệu trưởng chỉ có thể quản lý tốt hoạt động GD&ĐT của nhà trường, nếu như trong họ quy tụ được những phẩm chất tốt đẹp, luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Mọi cử chỉ, hành vi hoạt động của hiệu trưởng chính là mệnh lệnh khơng lời, là sự thuyết phục tốt nhất trong lãnh đạo, quản lý. Nhờ có những phẩm chất cao đẹp mà người hiệu trưởng không cần thể hiện những “quyền uy” mà công tác quản lý của họ vẫn đi vào nền nếp và đạt hiệu quả cao. Do vậy, phẩm chất của hiệu trưởng khơng chỉ tạo nên uy tín cá nhân của họ mà cịn tạo nên “danh tiếng”; “thương hiệu” cho nhà trường, là động lực giúp hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ của mình trong lãnh đạo quản lý nhà trường.
2.6.2.2 Tác động từ trình độ chun mơn,nghiệp vụ của hiệu trưởng
Trong mỗi nhà trường, trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm của hiệu trưởng có tác động rất lớn đến quản lý, lãnh đạo trường học của họ. Trong hoạt động quản lý để tạo được lòng tin trong đội ngũ giáo viên người hiệu trưởng phải có tri thức về chun mơn, nắm vững những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học và giáo dục hiện đại. Khi thực hiện nhiệm vụ quản lý, người Hiệu trưởng phải biết sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học hiện đại. Hiện nay, đa số hiệu trưởng đều trưởng thành từ giáo viên, trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ đào tạo và năng lực của hiệu trưởng cũng rất khác nhau. Chính vì vậy, trước hết người hiệu trưởng phải giỏi về môn học mà họ đã và đang đảm nhiệm, đồng thời hiệu trưởng phải có kỹ năng phân tích, đánh giá trình độ chun mơn và năng lực sư phạm của từng giáo viên trong nhà trường, biết khích lệ để mỗi giáo viên phát huy những thế mạnh và khắc phục những điểm yếu của họ, sử dụng đúng người, đúng việc. Về điều này, các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo cho rằng “Một người hiệu trưởng giỏi
khơng phải là người có tham vọng giỏi hơn mọi giáo viên (thực tế với nội dung giáo dục hiện nay ở mọi loại hình nhà trường không phải hiệu trưởng nào cũng làm được điều này) mà phải là người biết dùng các thầy giáo giỏi”.
Về vấn đề tác động từ trình độ chun mơn, nghiệp vụ của hiệu trưởng rất nhiều ý kiến (19/39) có quan điểm trình độ chun mơn, nghiệp vụ của Hiệu trưởng có sự ảnh hưởng lớn đến chất lượng bồi dưỡng năng lực quản lý.
Như vậy trình độ chun mơn, nghiệp vụ của hiệu trưởng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng quản lý của hiệu trưởng, đồng thời là cơ sở tạo thành uy tín trong nghề nghiệp quản lý, đồng thời trình độ chun mơn nghiệp vụ của hiệu trưởng có ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên, đến các tổ chức, đến phụ huynh học sinh và học sinh của nhà trường. Người hiệu trưởng có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi chính là những điều kiện tốt cho họ trong thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, QLNT.
2.6.2.3 Tác động từ trình độ và năng lực quản lý của hiệu trưởng
Quản lý trường THCS của hiệu trưởng là một loại hình lao động xã hội đặc biệt, đó là lao động quản lý con người (nguồn nhân lực). Trong quá trình quản lý người hiệu trưởng chịu sự chi phối bởi những quy luật của mối quan hệ liên nhân cách; quy luật xã hội và những quy luật đặc thù khác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, vì vậy có thể nói lao động quản lý của hiệu trưởng vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, địi hỏi sự sáng tạo cao trong thực hiện nhiệm vụ thì mới đạt hiệu quả cao trong quản lý. Muốn vậy hiệu trưởng các trường THCS phải là người vừa có những kiến thức sâu rộng về chính trị xã hội, đặc biệt về khoa học giáo dục, khoa học quản lý vừa phải có sự sáng tạo khi vận dụng kiến thức đó.
Kết quả từ bảng số liệu trên cho thấy có tới 33/39 ý kiến được hỏi cho rằng trình độ và năng lực quản lý của hiệu trưởng có ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng.
Bên cạnh đó quản lý của hiệu trưởng là quản lý con người nên người hiệu trưởng phải có những kiến thức về các môn khoa học xã hội, khoa học tự
nhiên…, đặc biệt là xã hội học và tâm lý học. Họ phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ giáo viên, của học sinh trong nhà trường, hiệu trưởng phải có khả năng thuyết phục, sáng tạo trong xử lý các mối quan hệ, nắm bắt thông tin và biết hợp tác với mọi người để hướng tới mục tiêu. Để đạt được những điều đó, hiệu trưởng phải có tầm nhìn nhạy cảm, có tư duy biện chứng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, ln ln đổi mới, đạt tới tính nghệ thuật trong quản lý.
Để thực hiện việc xây dựng nhà trường trong xu thế đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế, người hiệu trưởng phải thường xuyên cập nhật những vấn đề mới về khoa học quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng, sử dụng một cách thành thạo và linh hoạt phương pháp quản lý hiện đại, biết huy động được đội ngũ giáo viên, học sinh và cộng đồng xã hội tham gia xây dựng nhà trường.
Khi thực hiện nhiệm vụ quản lý, Hiệu trưởng phải huy động được các nguồn lực và phát huy được tính hiệu quả của nó để xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng vị thế và “thương hiệu” của nhà trường, bên cạnh đó hiệu trưởng nhà trường phải biết phát huy dân chủ, khêu gợi được thế mạnh của mỗi cá nhân trong tập thể đội ngũ giáo viên dưới quyền, khuyến khích tài năng, sức lực và trí tuệ của tập thể để xây dựng khối đồn kết, nhất trí trong nhà trường, hướng mọi người vào mục tiêu chung thực hiện nhiệm vụ và sứ mệnh phát triển của nhà trường.
Để quản lý tốt nhà trườngtrong thời điểm hiện tại trước sự biến động và đổi mới không ngừng của thế giới, địi hỏi hiệu trưởng phải có tư duy chiến lược tốt, có ý thức học tập và ln làm mới bản thân, tránh kiểu quản lý cứng nhắc, kinh nghiệm chủ nghĩa. Có thể nói QLGD nói chung, quản lý trường học nói riêng đã trở thành một nghề. Người Hiệu trưởng phải biết gắn bó với nghề, phải khơng ngừng học hỏi, rèn luyện vươn lên đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của nghề. Như vậy, trình độ và năng lực quản lý của hiệu trưởng là một yếu tố quyết định đến chất lượng quản lý và giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ của người hiệu trưởng được thuận lợi.
Trong giai đoạn giáo dục hiện nay đăng biệt là đang thực hiện chương trình GDPT 2018, những u cầu mới về trình độ chun mơn nghiệp vụ và NLQL của hiệu trưởng địi hỏi người hiệu trưởng một mặt phải khơng ngừng vươn lên, tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách và phát triển năng lực của bản thân, mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT cũng phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ và sử dụng đối với đội ngũ hiệu trưởng trường THCS. Trình độ và NLQL của hiệu trưởng là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng. Việc xác định, lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng phụ thuộc vào trình độ và NLQL hiện có của hiệu trưởng nhất là nội dung bồi dưỡng. Bồi dưỡng phải phù hợp với trình độ, NLQL của hiệu trưởng, đồng thời đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của họ thì hiệu quả bồi dưỡng mới cao.
Thông qua bảng số liệu khảo sát cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực của Hiệu trưởng phải kể đến là: Tác động từ yếu tố phẩm chất, nhân cách của hiệu trưởng; Tác động từ trình độ chun mơn, nghiệp vụ của hiệu trưởng; Tác động từ trình độ và năng lực quản lý của hiệu trưởng; Tác động sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ và những biến đổi kinh tế, xã hội của đất nước. Như vậy có thể thấy yếu tố con người vẫn là yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng năng lực.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 của luận văn đã tập trung tìm hiểu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những vấn đề về tình hình phát triển GD&ĐT cấp THCS huyện Thuận Thành giai đoạn 2019-2021 theo những khía cạnh như: Quy mơ phát triển giáo dục THCS; đội ngũ CBQL các trường THCS; chất lượng giáo dục trên 2 mặt văn hóa và hạnh kiểm, tỉ lệ học sinh THCS đỗ tốt nghiệp hàng năm, chất lượng thi vào lớp 10 THPT; cơ sở vật chất trường chuẩn quốc gia, tình hình đầu tư ngân sách cho giáo dục THCS từ năm 2019 đến năm 2021.
Chương 2 Luận văn cũng đi tìm hiểu về thực trạng năng lực của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thuận thành tỉnh Bắc Ninh trong đó đã có số liệu điều tra cụ thể đánh giá về năng lực quản lý của Hiệu trưởng thông qua các ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, của CBQL các trường THCS và đại diện giáo viên các trường được lấy phiếu thăm dò đa số các ý kiến đã đánh giá khá tốt về năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng hiện nay và cũng đã nêu những hạn chế cịn xuất hiện trong cơng tác quản lý.
Chương 2 Luận văn cũng đã tìm hiểu về thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thuận Thành trong giai đoạn hiện nay từ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, tổ chức hoạt động bồi dưỡng và công tác quản lý các hoạt động đó.
Ngồi ra chương 2 luận văn cũng đã chỉ ra những yếu tố từ chủ quan đến khách quan có tác động đến quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng trường THCS.
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng về giáo dục THCS, thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường THCS luận văn đã tìm hiểu về những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng năng lực. Đây chính là những cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng ở chương 3 của Luận văn.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HUYỆN THUẬN THÀNH - TỈNH BẮC NINH
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC