Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng thông qua tự học, tự bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 87 - 89)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng thông qua tự học, tự bồi dưỡng

tự học, tự bồi dưỡng

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp này góp phần vào sự thành cơng của cơng tác bồi dưỡng vì nó phát huy nội lực của đội ngũ hiệu trưởng, nâng cao ý thức tự học tự bồi dưỡng là phẩm chất rất quan trọng của người quan lý. Nó thể hiện ở sự thường xuyên cập nhật các thơng tin mới mẻ về thời sự chính trị, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đặc biệt là những thông tin mới về chuyên môn nghiệp vụ, các văn bản mới liên quan đến ngành, về khoa học quản lý thông qua sách báo, tài liệu, tập san, tạp chí, qua internet…

3.2.4.2. Đối tượng thực hiện của biện pháp

Với biện pháp này mỗi đồng chí Hiệu trưởng phải xác định mình chính là người phải thực hiện để nâng cao năng lực quản lý của chính mình.

3.2.4.3. Nội dung của biện pháp

Khảo sát về tầm quan trọng của hoạt động tự học, tự bồi dưỡng kỹ năng quản lý trường học, đánh giá nhận thức của hiệu trưởng các trường THCS về các vấn đề khảo sát.

Bồi dưỡng cho hiệu trưởng kỹ năng xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng các kỹ năng quản lý nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý; tạo điều kiện cho thuận lợi cho hiệu trưởng khi tham gia các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý.

3.2.4.4. Cách tổ chức thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này trước hết hiệu trưởng phải tự xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho mình. Tổ chức thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng một cách khoa học, phân phối thời gian hợp lý cho công tác quản lý và thời gian tự bồi dưỡng. Tích cực tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tại nghiên cứu khoa học đây là hình thức tự bồi dưỡng tốt giúp hiệu trưởng tự nâng cao năng lực quản lý.

Tại các lớp bồi dưỡng, hoặc trong mỗi năm học, hiệu trưởng được giao nghiên cứu một số kỹ năng xử lý tình huống quản lý trong thực tiễn. Việc này sẽ khuyến khích hiệu trưởng thi đua muốn tự khẳng định mình qua đó khai thác tối đa vốn hiểu biết, vốn sống của người hiệu trưởng qua đó các hiệu trưởng có thể học hỏi được kinh nghiệm quản lý trường học và kinh nghiệm xử lý các tình huống sư phạm trong thực tiễn.

Trong thực tế thơng qua các tình huống quản lý cụ thể, người hiệu trưởng tìm các biện pháp để giải quyết tình huống đó một cách khoa học. Qua đó hình thành và phát triển ở hiệu trưởng kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập xử lý thông tin, kỹ năng vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết tình huống thực tiễn, hình thành thói quen độc lập suy nghĩ, làm việc khoa học, xử lý sáng tạo, tư duy phản biện khoa học.

Với Phòng GD&ĐT Thuận Thành cần triển khai, tổ chức tốt các phong trào thi đua; thực hiện tốt bộ tiêu chí đánh giá chuẩn hiệu trưởng; đưa nội dung tự bồi dưỡng kỹ năng quản lý của hiệu trưởng vào tiêu chí thi đua cuối năm học để khích lệ, động viên.

3.2.4.5. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đối với các cấp quản lý giáo dục (Từ Bộ GD&ĐT đến Sở GD&ĐT) cần có những văn bản khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường THCS. Phòng GD&ĐT, Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng trường THCS.

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả quản lý, tiếp tục bồi dưỡng để bổ nhiệm lại, luân chuyển đội ngũ quản lý đồng thời miễn nhiệm với những HT khơng cịn đủ năng lực quản lý hoặc khơng cịn đủ tín nhiệm. Trong q trình thực hiện cần vận dụng và thực hiện các quy định của nhà nước đối với chế độ tiền lương cán bộ, công chức, viên chức; chế độ nâng lương trước thời hạn, chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng,...; Tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, sách tham khảo... đảm bảo đủ cho hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 87 - 89)