Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 29 - 30)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3 Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng

1.3.3 Quản lý nhà trường

Trường học là đối tượng quản lý của các cấp quản lý trong hệ thống giáo dục quốc dân; đồng thời trường học là một cơ sở giáo dục độc lập tự quản của xã hội; Trường học không những là đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân mà còn là cơ quan giáo dục chuyên biệt, nơi chủ yếu thực hiện chức năng, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.

Người cán bộ quản lý trong nhà trường là đại diện của Nhà nước về mặt pháp lý, có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất về mặt hành chính và chun mơn, chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý cấp trên về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì “Quản lý Nhà trường là thực hiện đường

lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa Nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS” [25. Tr,45].

Trên cơ sở quan niệm nêu trên có thể thấy Quản lý trường học là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh và các bộ phận khác nhằm tận dụng các nguồn do nhà nước đầu tư cũng như do lực lượng các xã hội đóng góp, hoặc vốn tự có của nhà trường, hướng vào

việc đẩy mạnh hoạt động của nhà trường mà tiêu điểm là quá trình đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ được thành đạt.

Ta có thể nhận thấy quản lý trường học bao gồm hai loại quản lý: Quản lý của chủ thể bên trên, bên ngồi Nhà trường và quản lý của chính chủ thể bên trong Nhà trường. Quản lý của chủ thể bên trên, bên ngoài Nhà trường nhằm định hướng và tạo điều kiện cho Nhà trường phát triển; Quản lý của chính chủ thể bên trong nhà trường nhằm hoạt động tổ chức các chủ trương, chính sách GD thành các kế hoạch hoạt động, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra để đưa Nhà trường đạt tới những mục tiêu đã đề ra; Tuy nhiên, do tính quản lý nhà trường vừa mang tính nhà nước vừa mang tính xã hội nên trong quản lý nhà trường cịn bao hàm quản lý đội ngũ, CSVC, tài chính, hành chính - quản trị... ; quản lý các hoạt động phối kết hợp với các lực lượng chính trị xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w