Nhóm các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 37 - 39)

1.5.1.1. Năng lực quản lí của hiệu trưởng

Người đứng đầu trường mầm non chính là hiệu trưởng cần phải quan tâm một cách đầy đủ các loại kế hoạch trong trường mầm non như: kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, trung hạn, các kế hoạch tổng thể, chi tiết, các kế hoạch cá nhân và đặc biệt là quan tâm chú trọng đến kế hoạch năm học của nhà

trường. Đây chính là sự cụ thể hóa các biện pháp, mục tiêu, nhiệm vụ năm học một cách rõ ràng nhất là cơ sở để xây dựng kế hoạch cụ thể hóa của nhà trường mầm non, của từng bộ phận và là cơ sở để xây dựng các kế hoạch cá nhân cho mình, lập kế hoạch phải bám sát vào việc xây dựng đảm bảo an toàn cho trẻ, bám sát vào nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, các vấn đề nóng bỏng của các tin tức về đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non.

1.5.1.2. Nhận thức và tâm lý của cha mẹ trẻ MN về đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường MN

Hội cha mẹ học sinh là tổ chức đại diện cho tất cả cha mẹ học sinh, là những người nắm chính xác thơng tin của học sinh, là cầu nối giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng cần chia sẻ với họ những vấn đề nhà trường quan tâm, tận dụng những thế mạnh của tổ chức này trong việc quán triệt mục tiêu đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường MN đến phụ huynh và vận động cha mẹ học sinh hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường.

1.5.1.3. Nhận thức và năng lực đảm bảo an toàn cho trẻ của đội ngũ giáo viên và nhân viên

Sự nhận thức của GV và nhân viên về cơng tác đảm bảo an tồn cho trẻ cũng ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non. Nếu GV và nhân viên nhận thức tốt về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an tồn cho trẻ thì sẽ tích cực tun truyền, vận động cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non.

Trình độ chun mơn, ý thức trách nhiệm, kinh nghiệm dạy học, kĩ năng hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ của đội ngũ giáo viên tốt thì chất lượng CSGD trẻ mầm non được nâng cao. Nhà trường phải duy trì uy tín với địa phương, cộng đồng bằng chất lượng GD cao và được xã hội thừa nhận, có như vậy trường mầm non vừa xây dựng thương hiệu cho mình vừa là động lực lơi cuốn các LLXH tham gia đảm bảo an toàn cho trẻ.

1.5.1.4. Bản thân trẻ mầm non

Nếu nói rằng giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn kiến tạo những cấu trúc về mặt cơ thể và tâm lý thì giai đoạn từ 3-5 tuổi là giai đoạn tiếp nhận những kỹ năng và kiến thức làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực. Khi trẻ được 5 tuổi thì trẻ đã có khả năng tiếp thu một lượng kiến thức không nhỏ. Một đặc điểm tâm lý quan trọng trong độ tuổi này là ý thức về bản ngã (Cái tôi). Trẻ bắt đầu biết một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Trẻ có ý thức về tính sở hữu, biết cái gì của mình và cái gì của người khác. Đây là lứa tuổi phát triển khá hoàn chỉnh về khả năng giao tiếp, trẻ có thể nói những câu đầy đủ đôi khi phức tạp cũng như hiểu được những câu nói dài của người khác. Trong các hoạt động hàng ngày, ý thức về giá trị của bản thân được bộc lộ qua những hành vi tự giác của trẻ, từ chuyện săm soi mình trước gương, chọn lựa quần áo, giầy dép mũ nón khi đi chơi cho đến việc tự mình ăn uống, tự làm vệ sinh cá nhân... và qua đó nếu được chấp nhận và tơn trọng trẻ sẽ có được sự tự tin và vui sống. Ngồi ra, trẻ giai đoạn này cịn nhỏ dại chưa biết cách tự mình bảo vệ bản thân, áp lực phía gia đình, xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 37 - 39)

w