Tổ chức hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ gắn với trách nhiệm của từng vị trí ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 86 - 88)

2. Yếu tố chủ quan

3.2.3. Tổ chức hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ gắn với trách nhiệm của từng vị trí ở các trường mầm non

của từng vị trí ở các trường mầm non

3.2.3.1.Mục tiêu biện pháp

Trong bối cảnh hiện nay,việc đảm bảo an toàn cho trẻ đang là vấn đề được quan tâm nhất trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng và là sự quan tâm hàng đầu đối với các nhà trường và phụ huynh. Đối với các trường mầm non huyện Thủy Ngun, Hải Phịng có đặc thù riêng nhà trường rất rộng, lại nằm giữa khu dân cư đơng, nhà trường có nhiều sân chơi nằm xung quanh trường với đa dạng đồ chơi. Đây là một thuận lợi để cho trẻ được hoạt động khám phá một cách thoải mái nhằm phát triển hài hòa. Tuy nhiên cũng là một thách thức đối với nhà trường vì mơi trường rộng với nhiều đồ chơi sẽ tiềm ẩn nhiều hơn nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia chơi.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp:

Nội dung của đảm bảo an toàn cho trẻ bao gồm an toàn về tâm lý, an toàn về sức khỏe và an tồn về tính mạng trẻ. Vì vậy bám sát vào nội dung đó Ban giám hiệu các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng cần thực hiện bám sát nội dung yêu cầu công tác đảm bảo an toàn cho trẻ với từng độ tuổi.

Đối với cán bộ quản lý :

- Thành lập Ban chỉ đạo đảm bảo an tồn cho trẻ

- Có kế hoạch cụ thể chi tiết phân công rõ nhiệm vụ đến từng bộ phận phụ trách nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ

- Thành lập Ban chỉ đạo đảm bảo an toàn cho trẻ từ đầu năm học gồm các thành viên: Hiệu trưởng là trưởng ban; phó hiệu trưởng phụ trách ni dưỡng và cơ sở vật chất -phó ban; nhân viên y tế phường - phó ban; các ủy viên là phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn, nhân viên y tế trường học, các khối trưởng, ban đại diện hội cha mẹ học sinh..

- Lựa chọn các nhà cung cấp có trách nhiệm đảm bảo an tồn thực phẩm, có cam kết trách nhiệm trước luật pháp về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đói với các loại thự phẩm cung cấp cho bếp ăn tập thể. Đây là một việc làm nhằm đảm bảo về an tồn sức khỏe và tính mạng cho trẻ.

Đối với giáo viên, nhân viên:

- Thực hiện tốt các nội dung đảm bảo an tồn cho trẻ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.

- Sử dụng và quản lý tốt các trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ trẻ, phát hiện kịp thời các mối nguy cơ mất an toàn báo về cho ban giám hiệu.

- Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của ngành, của đơn vị đề ra thực hiện đúng tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ.

- Thường xuyên quan sát, có sổ nhật ký đưa đón và trả trẻ.

- Thường xuyên sắp xếp nội vụ gọn gàng ngăn nắp, luôn giữ cho nhà vệ sinh khô ráo để trẻ hoạt động tránh bị trơn trượt.

- Nhân viên y tế phải thường xuyên đi kiểm tra đôn đốc nhắc nhở các bộ phận thực hiện nghiêm túc các hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Kiểm tra thường xuyên các đồ chơi ở sân chơi ngoài trời để phát hiện kịp thời các đồ chơi bị hỏng để có kế hoạch sửa chữa, thay thế nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

Đối với trẻ:

- Giáo viên rèn nề nếp thói quen thường xuyên cho trẻ. Thực hiện các quy định của giáo viên khi tham gia các hoạt động tập thể

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tất cả các bộ phận trong nhà trường đều phải thực hiện tốt các tiêu chí đề ra về đảm bảo an tồn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi của nhà trường. Có ý thức với trách nhiệm được giao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 86 - 88)

w