2. Yếu tố chủ quan
2.6.4. Khó khăn, thách thức
Đứng trước tình hình kinh tế xã hội của đất nước ngay càng phát triển, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng cao địi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường phải luôn luôn tu dưỡng, cập nhật kiến thức cho bản thân để hoàn thành trọng trách to lớn mà xã hội, các bậc phụ huynh kỳ vọng trao gửi con em mình cho mỗi nhà trường. Để có một thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non là vơ cùng quan trọng.
Việc có một mơi trường đầy đủ cơ sở vật chất để trẻ được hoạt động là niềm mơ ước của các bậc phụ huynh khi cho con em mình học tại trường nhưng đây cũng là một thách thức lớn đỗi với nhà trường vì nó cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao hơn, phạm vi quản lý rộng hơn địi hỏi phải có sự đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, phù hợp cho tương xứng và đảm bảo an tồn cho trẻ phải ln được đặt nên hàng đầu.
cầu đổi mới cũng là một thách thức đối với nhà trường vì đội ngũ trẻ kinh nghiệm về đảm bảo an toàn cho trẻ chưa nhiều nên phải chú trọng công tác bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ.
Việc tinh giản biên chế, các nhà trường khơng có nhân viên y tế riêng là một khó khăn và thách thức lớn trong cơng tác chăm sóc y tế cho trẻ trong nhà trường một cách kịp thời và hiệu quả nhất, đòi hỏi nhà quản lý và giáo viên phải đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục hiện trạng, giảm bớt các nguy cơ rủi ro, mất an toàn cho trẻ.
Một số các dịch bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp: Chân tay miệng, sởi, phỏng dạ...đặc biệt là dịch bệnh Covid 19- hiện nay chưa có thuốc chữa và hết sức nguy hiểm là một thách thức vô cùng lớn cho mọi nhà trường, yêu cầu các nhà trường luôn phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng tránh dịch bệnh tốt nhất nhằm tạo mọi điều kiện an toàn cho trẻ trong trường mầm non.
Kết luận chương 2
Qua phân tích thực trạng về giáo dục mầm non huyện Thủy Nguyên đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất trong các trường mầm non và chất lượng giáo dục mầm non trong ba năm qua cho thấy trong những năm qua, huyện Thủy Nguyên luôn quan tâm phát triển giáo dục mầm non, tăng cường đầu tư kinh phí cho cấp học mầm non. Cơ sở vật chất các trường mầm non từng bước được quy hoạch xây dựng theo quy mô tập trung hướng tới chuẩn.
Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trên các lĩnh vực: Khảo sát thực trạng nhận thức, mức độ cần thiết các mục tiêu đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm công lập Huyện Thủy Nguyên; Khảo sát về các biện pháp quản lý đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non trong bối cảnh hiện nay, Khảo sát nội dung đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non, các hình thức đảm bảo an tồn cho trẻ; Đánh giá việc xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non; Khảo sát công tác chỉ đạo và phối hợp với các lực lượng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ; Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với hoạt động quản lý đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi nhận thấy hiệu trưởng các nhà trường cũng đã sử dụng một số biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an tồn cho trẻ và cũng có những kết quả nhất định.
Qua phân tích thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non ở trên ta có thể rút ra điểm mạnh, điểm yếu từ đó xác định được thời cơ, khó khăn thách thức trước trong cơng tác quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay.
Chương 3