Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ phù hợp với thực tiễn ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 83 - 86)

2. Yếu tố chủ quan

3.2.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ phù hợp với thực tiễn ở các trường mầm non

hợp với thực tiễn ở các trường mầm non

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ, Ngành và của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về đảm bảo an tồn, phịng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ em Ban giám hiệu các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng cần xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết, phù hợp thực tiễn, phân công trách nhiệm rõ ràng đến từng bộ phận trong nhà trường để cùng nhau tổ chức hoạt động đảm bảo an tồn cho trẻ có hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Kế hoạch cần đảm bảo các phần gồm:mục đích, yêu cầu; chỉ tiêu; nhiệm vụ, giải pháp; tổ chức thực hiện.

- Mục đích, yêu cầu phải rõ ràng, chỉ tiêu cần bám sát thực tế nhà trường, xác định cụ thể thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu cần đạt được trong hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ trong từng năm học, từng học kỳ, từng quý, từng tháng

- Nhiệm vụ, giải pháp phải hợp lý, khả thi, vừa sức, phù hợp với giáo viên và trẻ. Trong đó cần tập trung vào các nội dung:

+ Quy định cụ thể, rõ ràng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ; nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng tham gia, điều kiện đảm bảo cơng tác đảm bảo an tồn cho trẻ.

+ Quy định quản lý, tổ chức lồng ghép đảm bảo an tồn cho trẻ vào chương trình giáo dục, trải nghiệm cho trẻ tham gia trong và ngoài nhà trường.

+ Quy định các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tham gia đảm bảo an tồn cho trẻ; hoạt động phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các ngành, đồn thể địa phương trong cơng tác đảm bảo an tồn cho trẻ.

+ Công tác kiểm tra và giám sát, phân công nhiệm vụ, dự trù kinh phí cho các hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Đặc biệt kế hoạch cần thiết phải dự kiến các tình huống có thể xảy ra và đề xuất các phương án xử lý nội dung đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ban giám hiệu kiểm tra các kế hoạch thực hiện của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường về công tác tổ chức hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non. Các kế hoạch được cụ thể vào kế hoạch năm học, kế hoạch cho từng học kỳ, từng tháng, cho các hoạt động lễ hội.. Như Tổ chức Ngày hội của bé đến trường cho trẻ cũng phải có kế hoạch để đảm bảo an tồn cho trẻ khi tham gia ngày hội…Tùy vào tình hình thực tế của các lớp giáo viên lồng ghép các hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ cụ thể trong từng hoạt động, từng lĩnh vực phát triển của trẻ lớp mình. Có kế hoạch cụ thể rõ ràng, phân cơng trách nhiệm cho từng cá nhân. Ban Giám hiệu, đứng đầu là người hiệu

trưởng các trường mầm non huyện Thủy Ngun, Hải Phịng cần tìm hiểu đầy đủ các hệ thống văn bản hướng dẫn về cơng tác đảm bảo an tồn cho trẻ. Các kế hoạch phải đồng bộ thống nhất từ trên xuống dưới. Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải có ý thức về cơng việc của mình.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần xây dựng một kế hoạch cụ thể, rõ ràng, khả thi và phù hợp với u cầu của nhà trường. Phải có tiêu chí rõ ràng đề xuất kịp thời đúng thời điểm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 83 - 86)

w