2. Yếu tố chủ quan
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu lý luận, luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Từ kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần vào cơng tác nghiên cứu về quản lí đảm bảo an tồn cho trẻ tại trường mầm non, giúp hiệu trưởng có thể tham khảo để đổi mới việc quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ.
Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng trên các lĩnh vực: Khảo sát thực trạng nhận thức, mức độ cần thiết các mục tiêu đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm công lập huyện Thủy Nguyên; Khảo sát về các biện pháp quản lý đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non trong bối cảnh hiện nay, Khảo sát nội dung đảm bảo an tồn cho trẻ ở trường mầm non, các hình thức đảm bảo an tồn cho trẻ; Đánh giá việc xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non; Khảo sát công tác chỉ đạo và phối hợp với các lực lượng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ; Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với hoạt động quản lý đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non trong bối cảnh hiện nay.... Qua phân tích thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non ở trên ta có thể rút ra điểm mạnh, điểm yếu từ đó xác định được thời cơ, khó khăn thách thức trước trong công tác quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay.
Qua nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng luận văn đã đề xuất được 06 biện pháp với các kết quả đánh giá cao và có tính khả thi khi được sử dụng đồng bộ sẽ nâng cao được chất lượng đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng:
viên và các lực lượng trong cộng đồng về đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non”;“ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ phù hợp với thực tiễn ở các trường mầm non”; “Tổ chức hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ gắn với vị trí ở các trường mầm non”;“Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non”; “Tham mưu cho chính quyền địa phương đầu tư CSVC xây dựng và phát triển mơi trường sư phạm an tồn cho trẻ’ “Chỉ đạo đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường mầm non với cộng đồng xã hội nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non”.
Các biện pháp đề xuất trên đây có thể chưa đầy đủ, nhưng nếu người hiệu trưởng tổ chức đồng bộ, nhất quán sẽ giúp cho chất lượng đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non được nâng cao góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của đổi mới giáo dục đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Các biện pháp này đều đã được kiểm chứng thông qua các ý kiến đánh giá và đã được khẳng định là cần thiết và có tính khả thi cao.