1.5.2.1. Bối cảnh đổi mới giáo dục
Trong đổi mới giáo dục hiện nay người ta nhấn mạnh phải đảm bảo yêu cầu dân chủ hóa - một trong bốn yêu cầu của đổi mới – xây dựng nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, giáo dục cho mọi người, mọi người đều có quyền bình đẳng tham gia cơng tác giáo dục, thực hiện công bằng trong giáo dục và kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục. Do vậy quá trình thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ phải được dân chủ gắn với cộng đồng địa phương. Mọi người được tham gia quản lý, giám sát trong việc thực hiện đảm bảo an tồn cho trẻ.
1.5.2.2. Tình hình phát triển của giáo dục, kinh tế - xã hội của địa phương
giáo dục mầm non đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu bậc học. Tuy nhiên, trong quá trình này, giáo dục mầm non vẫn cịn tồn tại những khó khăn, thậm chí là những bất cập. Trong thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu rất nhiều vấn đề bất cập về việc đảm bảo an toàn co trẻ mầm non, đã liên tiếp xảy ra các vụ việc xâm hại, bạo hành trẻ em, vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ; uy tín và danh dự của đội ngũ nhà giáo và gây bức xúc trong xã hội. Thực tế các năm trở lại đây tình hình dịch bệnh ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất nhiều đến mọi hoạt động xã hội và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội, giáo dục trên tồn thế giới.
1.5.2.3. Trình độ dân trí, truyền thống văn hóa, phong tục tập qn địa phương
Hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ và quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường MN chỉ tiến hành một cách có hiệu quả khi cộng đồng cư dân có trình độ dân trí cao, cùng với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và văn hóa xã hội ở địa phương phát triển sẽ thuận lợi cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết sâu sắc về vai trị, tầm quan trọng, lợi ích của đảm bảo an tồn cho trẻ và thúc đẩy GDMN phát triển.
1.5.2.4. Sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương, quận (huyện), thành phố, Hội đồng giáo dục phường (xã), Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo.
GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý của các cấp giáo dục và sự quản lý trực tiếp của chính quyền các cấp. Nếu các cấp ủy, chính quyền quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, nhất quán sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các trường mầm non cũng như giúp cho hiệu trưởng phát huy được chức năng trong điều hành, quản lý các hoạt động trong đó có hoạt động đảm bảo an tồn cho trẻ ở các trường mầm non. Như vậy, quản lí đảm bảo an tồn cho trẻ đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự quản lý của Nhà nước với vai trò nòng cốt của ngành giáo dục, cùng
với sự ủng hộ của cha mẹ học sinh.
Bên cạnh đó, các chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên mầm non cũng ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, hướng tới đảm bảo an toàn cho trẻ.
Kết luận chương 1
Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non là một q trình tác động có chủ đích của hiệu trưởng trường mầm non tới các bộ phận và các cá nhân trong và ngoài nhà trường, để thực hiện các nội dung đảm bảo an tồn cho trẻ mầm non thơng qua các chức năng quản lý nhằm đảm bảo trẻ được phát triển trong một môi trường an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Những nội dung cơ bản của đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non được tập trung vào ba nội dung chính: An tồn về sức khỏe An tồn về tâm lí. An tồn về tính mạng. Để đảm bảo được các nội dung trên trường mầm non cần có mơi trường vật chất và vui chơi đảm bảo an tồn. Đội ngũ giáo viên có kiến thức và hiểu biết về an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và trẻ được giáo dục về an tồn để phịng chống các tai nạn. Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình trong việc chăm sóc, ni, dạy trẻ.
Các yếu tố ảnh hưởng đảm bảo an tồn cho trẻ mầm non gồm các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan. Các yếu tố khách quan như:bối cảnh đổi mới giáo dục; tình hình phát triển của giáo dục, KT-XH của địa phương; trình độ dân trí, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán địa phương. Các yếu tố chủ quan như: Năng lực “thay đổi sự quản lí” để “quản lí sự thay đổi” của hiệu trưởng trường MN; Nhận thức và tâm lý của cha mẹ trẻ MN về đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường MN; nhận thức và năng lực đảm bảo an toàn cho trẻ của đội ngũ GV và nhân viên; sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương, quận (huyện), thành phố, Hội đồng GD phường (xã), phòng/sở GD&ĐT; bản thân trẻ mầm non.
Chương 2