Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng trong cộng đồng về đảm bảo an toàn cho trẻ ở các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 80 - 83)

2. Yếu tố chủ quan

3.2.1. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng trong cộng đồng về đảm bảo an toàn cho trẻ ở các

viên và các lực lượng trong cộng đồng về đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non là đảm bảo cho trẻ được sống trong một mơi trường lành mạnh, trẻ được an tồn về tâm lý, an tồn về

tính mạng và an tồn về thể chất. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non huyện Thủy Nguyên Hải Phịng phải có nhận thức một cách đúng đắn về vấn đề này.

3.2.1.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Cập nhật các nội dung, hướng dẫn mới nhất về cơng tác đảm bảo an tồn cho trẻ trong trường mầm non của các ban ngành, tuyên truyền sâu rộng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non có nhận thức đầy đủ, sâu rộng về chức trách và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non, giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non huyện Thủy Nguyên Hải Phòng ý thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non trong bối cảnh hiện nay đặc biệt là đối với những trẻ khuyết tật khơng có ý thức để tự bảo vệ bản thân để từ đó biết phối kết hợp với phụ huynh, các tổ chức đồn thể trong việc chăm sóc và đảm bảo an tồn cho trẻ, cụ thể:

Chỉ đạo về xây dựng trường học an tồn giáo dục, giáo dục phịng chống tai nạn thương tích cho học sinh quy định các văn bản gồm: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 của Chính phủ quy định về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng, chống bạo lực học đường; thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT Quy định về xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Quyết định số 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phịng, chống tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “ Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”; các kế hoạch, các văn bản chỉ đạo khác của nhà trường về quản lý đảm bảo an toàn cho trẻ trường mầm non.

- Đối với cán bộ quản lý các trường mầm non huyện Thủy Nguyên Hải Phòng:

+ Nhận thức rõ tầm quan trọng trong quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ. Phối kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội để tổ chức các cuộc hội thảo, mở các hội nghị về chuyên đề phòng chống bạo lực học đường; nạn xâm hại trẻ em….

+ Thường xuyên tổ chức các đợt thăm quan, học tập mơ hình trường học an tồn của các trường bạn để từ đó thực hiện tốt hơn nữa cơng tác đảm bảo an tồn của đơn vị mình.

+ Tìm hiểu, ký kết các hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm cho trường nhằm đảm bảo an toàn cho bếp ăn phục vụ trẻ.

+ Tổ chức phối hợp với trung tâm y tế Quận để mở các lớp học về vệ sinh an tồn thực phẩm cấp chứng chỉ cho các cơ nuôi.

+ Phân công nhân viên y tế túc trực, thường xuyên nhắc nhở về vệ sinh trường học đảm bảo trẻ được sống trong một mơi trường xanh, sạch, đẹp.

+ Tích hợp, lồng ghép trong sinh hoạt chi bộ, họp HĐSP, họp đoàn thể hàng tháng, sinh hoạt lớp hàng tuần, họp phụ huynh học sinh đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học.

+ Đưa vào các hoạt động chuyên môn của nhà trường như xây dựng các chuyên đề về an toàn cho trẻ như “An tồn giao thơng”, “ Phịng chống bạo lực học đường” “An toàn vệ sinh thực phẩm”.

- Đối với giáo viên, nhân viên các trường mầm non huyện Thủy Nguyên Hải Phòng:

+ Tham gia đầy đủ có chất lượng các lớp bồi dưỡng tập huấn về cơng tác đảm bảo an tồn cho trẻ.

+ Tổ chức các hoạt động cho trẻ trong ngày đảm bảo an toàn. + Có sổ theo dõi đón trả trẻ, nhật ký hàng ngày của trẻ.

+ Ký kết các biên bản đảm bảo an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động về thể chất và tinh thần.

- Lồng ghép, tập huấn cho CBQL, giáo viên, nhân viên về các kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến giáo dục phòng chống tai nạn

thương tích.

- Đối với cha mẹ trẻ các trường mầm non huyện Thủy Nguyên Hải Phòng:

- Tuyên truyền đến cha mẹ trẻ thơng tin về hoạt động đảm bảo an tồn cho trẻ trên hệ thống thông tin đại chúng, thông tin điện tử như chương trình phát thanh của nhà trường, thơng tin của lớp học, zalo của lớp, đưa lên website của nhà trường…

- Tuyên truyền đến cha mẹ học sinh thông qua các hoạt động diễn đàn, ngoại khóa, câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường

- Tuyên truyền thông qua hoạt động của thư viện, sách báo, tranh ảnh, pa nơ, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi,…

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tạo mọi điều kiện cho giáo viên, nhân viên được đi học nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng. Hướng dẫn giáo viên các cách sơ cứu thông thường. Triển khai đến tất cả giáo viên các tiêu chí đánh giá trường học an tồn, phịng chống tai nạn thương tích. Thực hiện tốt chuyên đề của Sở “ Củng cố giáo dục vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non”.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 80 - 83)

w