PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động phân phối hàng hóa của doanh nghiệp thương mại
1.1.4. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động phân phối hàng hóa của doanh
doanh nghiệp thương mại
Môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp sản xuất vì nó tác động đến hoạt động phân phối hàng hóa của doanh nghiệp thương mại. Tùy thuộc vào từng thời kỳ của tốc độ tăng trưởng mà hệ thống phân phối sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.
Đối với lãi suất, sự biến động cao hay thấp đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh trong kinh doanh.
Lạm phát và vấn đề chống lạm phát cũng là một nhân tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Khi lạm phát cao thì việc kiểm soát giá và sức mua của người tiêu dùng là rất khó khăn. Phân phối chỉ dễ dàng thuận lợi khi hàng hóa được tiêu dùng ổn định và thường xuyên.
Mơi trường văn hóa xã hội
Những năm trở lại đây, tình hình văn hóa xã hội của nước ta có nhiều biến đổi ảnh hưởng lớn tới khách hàng đồng thời tạo ra nhiều cơ hội, thách thức đối với hoạt Trường Đại học Kinh tế Huế
động phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, sức khỏe,.… là yếu tố hình thành tâm lý thị hiếu của người tiêu dùng và có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến việc hình thành mơi trường văn hóa của doanh nghiệp và thái độ cư xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh, với khách hàng. Thông qua các yếu tố này cho phép các doanh nghiệp hiểu biết ở mức độ khác nhau về khách hàng qua đó lựa chọn các phương thức kinh doanh cho phù hợp.
Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng đáp ứng; nghề nghiệp, tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xử trên thị trường; các yếu tố về dân tộc, nền văn hoá phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm. Do đó, u cầu đáp ứng tình riêng biệt của hàng hóa vừa tạo cơ hội đa dạng hóa khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp là rất cần thiết.
Môi trường công nghệ kỹ thuật
Nền kinh tế phát triển kéo theo đó là sự phát triển khơng ngừng của khoa học công nghệ. Đây là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp thương mại trong việc tổ chức và quản lý hoạt động phân phối hàng hóa:
- Những cơ hội có thể đến từ mơi trường kỹ thuật cơng nghệ:
+ Cơng nghệ mới có thể tạo điều kiện để quản lý tốt hồ sơ, thông tin khách hàng giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ cá nhân tốt hơn và đảm bảo các chính sách hỗ trợ khách hàng phù hợp hơn, giữ vững số lượng thành viên trong kênh phân phối.
+ Sự ra đời của cơng nghệ mới có thể làm cho sản phẩm có nhiều tính năng hơn và qua đó có thể tạo ra những thị trường mới hơn cho các sản phẩm.
+ Ngồi ra việc cơng nghệ phát triển sẽ giúp cho khâu quảng cáo và tiếp thị sản phẩm trở nên linh hoạt hơn, phổ biến hơn từ đó giúp doanh nghiệp có thể mở rộng kênh phân phối sản phẩm.
- Áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ:
+ Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành mà doanh nghiệp đang phân phối.
+ Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo ra áp lực địi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới cơng nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
+ Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.
+ Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vịng đời cơng nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.
Môi trường pháp luật
Môi trường pháp luật tác động đến hệ thống phân phối nhằm chống lại các hiện tượng phân phối tiêu cực như độc quyền, phân quyền giá..., bên cạnh đó nền tảng pháp luật cũng là hệ thống giúp các doanh nghiệp, nhà phân phối hoạt động có tổ chức và an tồn hơn.
Các yếu tố chính phủ, luật pháp và tình hình kinh tế chính trị ln là nhân tố nhạy cảm tác động đến mọi hoạt động trong nền kinh tế, bao gồm cả hệ thống phân phối. Để có cái nhìn bao qt về sự ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, pháp luật đến hoạt động phân phối của doanh nghiệp ta xem xét trên hai khía cạnh:
❖ Các yếu tố chính trị, pháp luật trong nước:
Trong nền kinh tế nước ta, chính phủ đóng vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến mức tiêu thụ của hệ thống phân phối. Nghĩa là, khi lượng tiêu thụ của chính phủ càng lớn và ổn định có nghĩa là tình hình kinh tế đang phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hệ thống phân phối có nhiều cơ hội phát triển. Đồng thời, sự nhất quán về quan điểm chính trị cũng là nền tảng cho sự đầu tư phát triển lâu dài của một hệ thống phân phối. Các quản trị viên của hệ thống phân phối sẽ yên tâm triển khai và phát triển những kế hoạch mang tính chiến lược lâu dài.
❖ Các yếu tố tác động của luật pháp nước ngoài:
Đối với nước ta hiện nay, thị trường nước ngồi ln được cho là có nhiều tiềm năng đối với các nhà phân phối. Các quy định ràng buộc về thuế nhập khẩu, các chi phí, lệ phí khác có thể vừa tạo cơ hội cũng có thể vừa là phanh hãm cho phân phối trong việc nhập nhập và vận chuyển hàng hóa.
Mơi trường tự nhiên
Các nhà quản trị hệ thống kênh phân phối khôn ngoan luôn luôn quan tâm đến mơi trường khí hậu, sinh thái và địa hình. Đe dọa về những thay đổi không dự báo được về khí hậu là mối hiểm họa rình rập cho quá trình phân phối.
Vận chuyển trong quá trình phân phối là khâu khơng thể thiếu, nó quyết định đến tốc độ quay vịng của một q trình phân phối. Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là đồng bằng ven biển và xa hơn là khu vực miền núi huyện A Lưới, nên việc vận chuyển bằng đường bộ là chủ yếu. Nhưng những bất cập về giao thơng, địa hình đi lại khó khăn khiến cho q trình vận chuyển gặp nhiều bất trắc. Do đó, đặc điểm về giao thơng và địa lý phức tạp làm cho q trình phân phối khơng được thơng suốt và hiệu quả.
Cần cân nhắc hơn về điều kiện thời tiết Thừa Thiên Huế mỗi năm hai mùa mưa nắng rõ rệt và kéo dài. Đây cũng là vấn đề đáng lưu ý trong quá trình vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hoá đặc biệt là trong mùa mưa.
Môi trường vi mô Khách hàng
Khách hàng là một yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Khơng có khách hàng các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình đặc biệt là những doanh nghiệp thương mại. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã và đang tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn trong việc mua sắm và tiêu dùng của mình. Các doanh nghiệp thương mại phải thực sự hiểu được nhu cầu của khách hàng để lựa chọn các loại hàng hóa phù hợp nhất nhằm thu hút được thêm nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Điều quan trọng là sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng và hướng đến khách hàng của mình. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sống còn cho kênh phân phối của doanh nghiệp.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Đối với một doanh nghiệp thương mại, việc lựa chọn một nhà cung cấp uy tín, có khả năng đáp ứng được đầy đủ hàng hóa đa dạng cho doanh nghiệp và đảm bảo được các Trường Đại học Kinh tế Huế
điều kiện khác như khả năng giao dịch, chất lượng và đổi trả hàng hóa, cũng như tính cạnh tranh trong ngành,… là thực sự cần thiết.
Trong lĩnh vực phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp thương mại, nhà cung cấp có vai trị hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp hoạt động ổn định và liên tục. Các vấn đề của nhà cung cấp sẽ tác động trực tiếp đến doanh nghiệp thương mại và tác động gián tiếp đến khách hàng.
Sự khan hiếm nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính đều đặn trong kinh doanh, và do vậy ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chủ yếu.
Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố tạo nên thị trường năng động và tăng thêm tính hấp dẫn cho thị trường. Sự cạnh tranh có thể đến từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại, các sản phẩm thay thế và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Cạnh tranh diễn ra trong chính nội tại của một doanh nghiệp thương mại chính là sự cạnh tranh nhãn hiệu, cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp. Ngồi ra, các doanh nghiệp thương mại còn cạnh tranh với nhau trong ngành và trong từng khu vực địa lý khác nhau.
Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp
Đặc điểm của doanh nghiệp
Các yếu tố tồn tại trong chính doanh nghiệp quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, phân phối hàng hóa của chính bản thân doanh nghiệp đó. Các yếu tố cơ bản nhất cần kể đến đó là nguồn tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất,… Các nguồn lực này giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu và góp phần tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp cũng như làm tăng khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường.
Một nguồn tài chính vững chắc và ổn định giúp doanh nghiệp có khả năng ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của thị trường và mạnh dạn hơn trong việc đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Con người là nhân tố không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, họ có khả năng phán đốn và đưa ra các quyết định phù hợp và đúng đắn nhất cho doanh nghiệp nhằm xây dựng hệ thống phân phối, tìm kiếm và giữ chân khách hàng.
Bên cạnh các yếu tố cơ bản trên thì uy tín của cơng ty, của người lãnh đạo, kinh nghiệp và các mối quan hệ là không thể thiếu. Đây là những nhân tố tạo thêm sự nhanh chóng trong việc phát triển doanh nghiệp và hệ thống phân phối của doanh nghiệp.
Đặc điểm hàng hóa
Mỗi hàng hóa khác nhau đều đáp ứng nhu cầu cần thiết và khác nhau của mỗi cá nhân, tập thể. Mỗi loại hàng hóa có đặc điểm riêng về mẫu mã, công dụng, chất lượng, giá cả phù hợp với người tiêu dùng, từng mức thu nhập, từng vùng. Do vậy, việc phân phối thị trường các loại sản phẩm khác nhau có ý nghĩa tương đối quan trọng trong việc nâng cao khả năng hoạt động kênh phân phối của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn ln phải đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm của mình nhưng phải đảm bảo nhu cầu khách hàng.