1.2.1.3.1 Những căn cứ chủ yếu để xác định mức độ rủi ro tín dụng
* Mơ hình quản lý nhân sự và bố trí xắp xếp cơng việc:
Đây được coi là vấn đề tiên quyết nhất của việc quản trị rủi ro tín dụng. Vì con người là tổng hịa của các mối quan hệ xã hội cũng như là nguyên nhân phát sinh của mọi vấn đề. Do vậy, việc bố trí xắp xếp nhân sự sao cho phù hợp với khả năng của từng người, từng vị trí được coi là vấn đề sống còn đối với NH. Hơn nữa, việc đãi ngộ và có chính sách thưởng phạt phân minh đối với những người làm được việc cũng như đối với những người chưa làm được việc cũng là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của 1 NH và cũng là những yếu tố tiên quyết trong việc quản trị rủi ro tín dụng NH.
* Chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng:
Mỗi NH phải có chính sách quản lý rủi ro tín dụng với đối với từng nhóm khách hàng. Từ đó, sẽ đưa ra được chính sách quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thơng qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng..
* Chính sách phân bổ tín dụng:
Đây được coi là một trong những nguyên nhân để xác định mức độ rủi ro vì chính sách phân bổ tín dụng vào đối tượng nào, ngành nghề nào có mức độ rủi ro cao hay thấp sẽ được xác định theo từng thời kỳ.
* Thẩm quyền phán quyết
Thẩm quyền phán quyết bao gồm thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng, thẩm quyền
ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng. Các thẩm quyền này được phân cụ thể theo từng cấp bậc trong NH.
* Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng
đúng quy định của NHNN đối với việc phân loại và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Đây sẽ
là nguồn thu đối với các khoản xẩy ra rủi ro.
* Các quy định về báo cáo, kiểm tra giám sát rủi ro
Thực hiện các báo cáo theo định kỳ về chất lượng tín dụng trong tồn hệ thống để đánh
giá cơng tác quản lý rủi ro, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Tóm lại, để có thể quản trị được rủi ro tín dụng, thì chức năng cho vay của ngân hàng
phải được thực hiện một cách chặt chẽ nhằm tuân thủ chính sách và thực hành tín dụng của ngân hàng. Ngồi ra, để kiểm sốt rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường xây dựng một
“Chính sách tín dụng” và “Quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng”.
1.2.1.3.2 Nắm bắt được sự phát sinh của rủi ro:
Xuất phát từ việc phòng, chống và giảm thiểu rủi ro các nhà quản trị rủi ro sẽ xem xét các khoản đầu tư (cho vay) của NH để đưa ra những nhận định về từng khoản đầu tư này có thể đó là những khoản đầu tư đã xẩy ra rủi ro hoặc những khoản đầu tư có mức độ rủi ro tiềm ẩn lớn.
Đây là một bước hết sức quan trọng trong việc quản trị rủi ro. Neu bước này thất bại thì tồn bộ việc hoạch định chiến lược của NH sẽ bị sai định hướng. Điều này nếu ở mức độ nhẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch lợi nhuận của NH. Còn nếu ở mức độ cao hơn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống NH và nền kinh tế do tác động dây truyền và nhân rộng.
Để nắm bắt được sự phát sinh rủi ro tín dụng địi hỏi các nhà quản trị rủi ro tín dụng phải lượng hóa được mức độ rủi ro tín dụng của từng đối tượng khách hàng.
Đo lường rủi ro tín dung:
Một trong những tính chất cơ bản của tài chính hiện đại là tính rủi ro, và vì vậy tất cả các
mơ hình tài chính hiện đại đều được đặt trong mơi trường rủi ro. Do đó, cần thiết phải có một
khái niệm rủi ro theo quan điểm lượng và phải xây dựng công cụ để đo lường nó. Có thể sử dụng
nhiều mơ hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng. Các mơ hình này rất đa dạng bao gồm các
mơ hình định lượng và mơ hình định tính. Luận văn xin giới thiệu một số mơ hình như sau:
* Mơ hình định tính về rủi ro tín dụng - Mơ hình 6C
Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh tốn tốn khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh - 6C” của khách hàng bao gồm:
- Tư cách người vay (Character): CBTD phải chắc chắn rằng người vay có mục
đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
- Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và
- Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy
chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Việc sử dụng mơ hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mơ hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thơng tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD.
* Các mơ hình lượng hóa rủi ro tín dụng:
Mơ hình định tính được xem là mơ hình cổ điển để đánh giá rủi ro tín dụng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại hơn, đó là lượng hóa rủi ro tín dụng. Sau đây, là một số mơ hình lượng hóa rủi ro tín dụng thường được sử dụng nhiều nhất: