- Đối với nợ nhóm 5: Năm 2005 đạt 71 triệu đồng chiếm 0.02% so với tổng dư nợ của năm,
000 III Kinh doanh kém hiệu quả, không trả được nợ gốc khi đến hạn
3.1.3 Định hướng Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Bắc Ninh đến năm 2015.
thương Bắc Ninh đến năm 2015.
- Định hướng về chính sách tín dụng: chính sách tín dụng nhằm đảm bảo việc cấp tín
dụng cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc:
+ Tuân thủ pháp luật: Tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của NH TMCP CT, không được lợi dụng tài sản và uy tín của NH TMCP CT vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.
+ Bố trí xắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực và trình độ của từng người, từng vị trí. Có chính sách khen thưởng rõ ràng cụ thể tránh để tính trạng bình quân chủ nghĩa. Việc thực hiện chấm điểm và xếp hàng thi đua đối với từng người phải dựa trên cả yếu tố khác như: tuổi đời, thâm niên công tác, tổng hợp các mức độ sai sót có thể dẫn đến rủi ro,. Hơn nữa, cần có chính sách đào tạo và phát triển kịp thời đối với những hạt nhân ưu tú. Điều này vô cùng quan trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực kế cận cho NH TMCP CT BN.
+ Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của NH TMCP CT VN trong từng thời kỳ: Mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp với các bộ phận khác trong NH.
+ Vừa tôn trọng quyền tự quyết của các phòng khách hàng vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách tín dụng vừa đảm bảo an tồn tín dụng, vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế. Vì vậy, cần tơn trọng quyền tự quyết cho các phịng khách hàng khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.
+ Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: Trong cấp tín dụng, NH TMCP CT BN thực hiện thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước) phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Các ưu đãi trong
tín dụng chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.
+ Đề cao trách nhiệm cá nhân: NH TMCP CT BN đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.
- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: NH TMCP CT đã có cơng văn số 1765/CV- NHCT35 ngày 17/05/2006 của NH TMCP CT VN về việc thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng độc lập nhằm mục đích:
+ Thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong tồn hệ thống; + Tạo mơi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả;
+ Đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng;
+ Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong ngân hàng.
Do vậy, NH TMCP CT BN cần thiết phải xây dựng các văn bản hướng dẫn và thực hiện chỉ đạo theo công văn trên một cách tiên quyết và chuẩn xác. Hơn nữa, việc đề cao tầm quan trọng của Phòng quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề thực sự là một bước quan trọng trong việc tiến tới các chuẩn mực quốc tế.
Quan điểm cấp tín dụng của NH TMCP CT BN về rủi ro tín dụng:
+ Khơng tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề/lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau tại một địa bàn.
+ Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn hoặc một nhóm khách hàng liên quan phải được thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định
cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của Hội đồng tín dụng),
nhằm bảo đảm tính khách quan.
+ Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tùy thuộc vào năng lực điều hành của từng Phịng/Ban cụ thể
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là văn bản cao nhất trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP CT. Trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng, NH TMCP CT phân định rõ bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng; thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý rủi ro tín dụng; chính sách quản lý tín dụng đối với khách hàng; chính sách phân bổ tín dụng; chính sách về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng; thẩm quyền phán quyết; quy định về báo cáo và kiểm tra giám sát rủi ro. Đây là những cơ sở quan trọng cho Chi nhánh trong việc xây dựng và thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với từng huyện, xã đặc thù của tỉnh Bắc Ninh.
- Hình thức quản trị rủi ro tín dụng:
+ Căn cứ trên các quyết định, quy trình của các cấp chỉ đạo (NHNN, NH TMCP CT VN) Chi nhánh sẽ cụ thể hóa các văn bản này bằng các quyết định, các hướng dẫn sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần đưa ra các biện pháp giải quyết trước, sau hoặc các biện pháp cùng giải quyết một cách đồng bộ tránh sự lúng túng trong việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng của các cán bộ tín dụng.
+ Định hướng cấp tín dụng theo từng thời kỳ thông qua các Hội nghị tổng kết, các văn bản chỉ đạo, cảnh báo...