Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của mơi trường kinh doanh, tình hình thị trường

Một phần của tài liệu 0835 nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NH công thương bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 103)

có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của mơi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật ., dựa trên hệ

thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro tín dụng có nguy cơ xảy ra.

- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay (Các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ cơng trình,

xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển tồn bộ nguồn tiền thanh tốn về tài khoản của khách hàng mở tại Chi nhánh; các khoản vay thương mại cần kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiền, cho dù khoản vay chưa đến hạn,...). Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng

kịp thời thu nợ đúng hạn.

3.2.4.3 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát:

Đồng thời với việc thiết lập cơ chế “giám sát song song” thông qua chức năng của Phòng quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề, cần chú trọng cơng tác “hậu kiểm” của kiểm tra nội bộ để tăng cường khả năng kiểm sốt tính tn thủ trong hoạt động cấp tín dụng, giảm thiểu những rủi ro tín dụng. Trước mắt, khi chưa thực hiện lập Phịng Quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề khu vực để đảm bảo đủ thẩm quyền và độc lập trong kiểm tra kiểm sốt, nên tạo ra sự khơng phụ thuộc và độc lập nhất định của Phòng này đối với Chi nhánh bằng cách quy định lương của cán bộ phòng này sẽ do Hội sở chính trả và nhân sự của Phịng này do Hội sở chính chỉ định, bổ miễn và miễn nhiệm. Có như vậy thì Phịng quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề mới đủ thẩm quyền để thực thi các nhiệm vụ của mình.

Trong cơng tác kiểm tra nội bộ, ngồi thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng.

3.2.5 Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra3.2.5.1 Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề 3.2.5.1 Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề

Nợ xấu là điều khơng ai muốn nhưng nó vẫn ln tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một địi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

Trên cơ sở Bộ phận quản lý nợ có vấn đề được thành lập cần tăng cường tham mưu cho Ban Giám đốc về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ. Là nơi tập trung lãnh đạo các phịng có liên quan như phịng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, kiểm tra kiểm soát nội bộ nội bộ, Bộ phận quản lý nợ có vấn đề sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp, tham mưu kịp thời cho Giám đốc cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau. Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các

bước tuần tự và thận trọng cần thiết, khơng nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:

Một phần của tài liệu 0835 nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NH công thương bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w