Đối với Ngân hàng Lehman Brothers — Mỹ

Một phần của tài liệu 0835 nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NH công thương bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 42)

- Căn cứ để biết được số tiền nợ đã xử lý rủi ro:

1.3.1.1 Đối với Ngân hàng Lehman Brothers — Mỹ

* Đôi nét về nền kinh tế Mỹ

Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ (một nền kinh tế hàng đầu thế giới) đang có sức nóng đáng kể. Bắt nguồn từ nguyên nhân của nền kinh tế là: Sự mất cân đối cung cầu về vốn dẫn đến

việc thừa các nguồn vốn mà thị trường không sử dụng hiệu quả. Cho vay nợ dưới chuẩn là một

giải pháp để giải quyết bài toán thừa vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Việc cho vay nợ dưới chuẩn một cách thái quá trong một thời gian ngắn dẫn đến việc mất kiểm sốt chất lượng tín dụng, chính là nguyên nhân tạo nên cuộc khủng hoảng tín dụng 2007. Khi nền kinh tế hoạt động khơng hiệu quả, lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn bị ảnh hưởng nhanh nhất (Vì đối tượng cho vay nợ dưới chuẩn là các đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, khơng có cơng ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc

lịch sử thanh tốn tín dụng khơng tốt trong q khứ. Các đối tượng tín dụng dưới chuẩn phần

nhiều là dân nhập cư vào Mỹ)

Hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng cho nước Mỹ và thế giới là rất lớn. Thị trường

bất động sản và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề. Thị trường trái phiếu hình thành

từ chứng khốn hóa bị mất khả năng thanh khoản. Ngành xây dựng Mỹ đóng góp 15% GDP có

thể phải cắt giảm một nửa sản lượng và cắt 1-2 triệu công việc.

Các khoản cho vay thế chấp khơng có khả năng thu hồi và giá trị tài sản đảm từ những

ngôi nhà bị sụt giảm là nguyên nhân giá trị đánh giá lại (mark to market) của các gói trái phiếu phát hành bị giảm giá khơng phanh, đặc biệt là các gói trái phiếu có rủi ro cao (gói Z). Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu hình thành từ chứng khốn hóa nợ dưới chuẩn là người chịu hậu quả nặng nề. Dự báo số tổn thất do giảm giá trị trái phiếu cho tồn thị trường lên

Khơng chỉ thiệt hại về giảm giá trái phiếu, mảng kinh doanh béo bở từ chứng khốn hóa của các ngân hàng đầu tư cũng bị tạm ngưng hoạt động. Cổ phiếu các ngân hàng đầu tư rớt thảm hại trong 6 tháng cuối năm 2007. Với tổn thất nặng nề này, các ông chủ phố Wall lần lượt phải ra đi, cụ thể là các ông chủ UBS, Citigroup, Merrill Lynch và Bear Stearns.

* Quan điểm kinh doanh của NH Lehman Brothers:

“Tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tận dụng các nguồn thu nhập có mức độ rủi ro cao” Theo quan điểm của Lehman Brothers thì càng những khoản có mức độ rủi ro cao sẽ

đem lại lợi nhuận lớn cho NH.

Xuất phát từ quan điểm và nhận diện về xu hướng biến động của thị trường, Lehman -

cũng như các ngân hàng đầu tư khác-đã sử dụng nghiệp vụ chứng khốn hóa

(Securitisation)

để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có nguồn gốc bất động sản (MBS, MBO, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường

Ngồi ra, Lehman cịn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào bất động sản thương mại. Lehman có thể cấu trúc các giao dịch này thơng qua cung cấp vốn nợ hoặc vốn chủ sở hữu cho các công ty con hoặc liên doanh đầu tư bất động sản. Khi thị trường bất động sản đi xuống thì các giá trị bất động sản thương mại này cũng giảm theo

Tại thời điểm cuối tháng 8 năm 2008, Lehman nắm danh mục khoảng 52 tỷ USD liên quan đến bất động sản, trong đó 24 tỷ USD chứng khốn bất động sản nhà ở, 17 tỷ USD chứng khoán bất động sản thương mại và 11 tỷ đầu tư trực tiếp. So với tương quan tổng tài sản khoảng 600 tỷ USD và vốn chủ khoảng 20 tỷ USD thì đây là một danh mục lớn.

Nhận biết được tình hình là khá nghiêm trọng như vậy. Tuy nhiên, các nhà quản trị rủi

ro đã không tận dụng tốt những cơ hội mà mình có để ổn định tình hình. Theo giới quan sát Lehman Brothers có ít nhất 3 cơ hội để tự cứu mình. Cụ thể:

Cơ hội thứ nhất là cơ hội tăng vốn khi có thể làm dễ dàng. Lehman đã tiến hành tăng vốn vào đầu tháng 4/2008 để chuẩn bị cho cuộc chiến. Lehman đã huy động thêm 4 tỷ USD vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi. Mặc dù tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu của nhà đầu tư rất cao, vượt xa số vốn 4 tỷ USD cần huy động song Lehman đã từ chối phát hành thêm vốn, cho rằng như thế đã đủ.

Cơ hội thứ hai cũng là cơ hội tăng vốn sau khi báo cáo kết quả quý 2/2008 bị lỗ 2,8 tỷ

USD. Đây là lần đầu tiên Lehman báo cáo kết quả kinh doanh lỗ từ khi niêm yết. Ngay lập tức, Lehman tiến hành huy động thêm 6 tỷ USD vốn trong đó có 4 tỷ USD cổ phiếu phổ thơng và 2 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi nhằm bù đắp số lỗ quý 2. Lần này tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu cũng rất cao song Lehman cũng từ chối không phát hành thêm, cho rằng thế là đủ.

Cơ hội thứ ba đến khi kết quả quý 3/2008 chuẩn bị đến ngày cơng bố và thị trường đồn đốn số lỗ 4 tỷ USD. Lần này Lehman thực sự nhận ra sự nghiêm trọng và tiến hành tìm nhà đầu tư chiến lược để bán 25% ngân hàng. Đồng thời Lehman cũng đưa ra hàng loạt kế hoạch tái cơ cấu bao gồm bán một phần mảng quản lý tài sản để tăng tiền mặt, chia tách

thúc song Lehman đã không làm được điều đó do sự bất đồng về giá. Lehman đã đánh mất cơ

hội thứ ba, và cũng là cơ hội cuối cùng để tự cứu mình.

Đứng về một khía cạnh khác thì Cổ phiếu Lehman đã bị bán khống. Các nhà đầu cơ bán khống (short sale) Lehman đặt cược với việc cổ phiếu sẽ giảm giá mạnh. Việc bán khống

được thực hiện thông qua vay cổ phiếu để bán trước và mua quyền bán cổ phiếu (put option).

Tuy việc bán khống không có gì sai song nó chính là ngun nhân tạo ra các tin đồn sai sự thật nhằm hạ giá cổ phiếu Lehman. Điều này làm mất lòng tin của thị trường vào Lehman và đẩy Lehman dần rơi vào thế bất lợi.

Từ khi Lehman công bố kết quả lỗ quý 2 thì các hoạt động bán khống diễn ra mạnh mẽ. Cổ phiếu Lehman giảm thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ là 30 USD. Vào tháng 7, cổ phiếu Lehman chỉ còn 15 USD tương đương mức vốn hố 10 tỷ, ước tính bằng giá trị thị trường của cơng ty quản lý tài sản của Lehman là Neuberger Berman. Thị trường đã định giá trị còn lại của Lehman bằng 0.

Kết quả cuối cùng là ngày 15/9/2008 vừa qua, vụ phá sản của Lehman Brothers được xem là lớn nhất trong lịch sử. Cơn địa chấn “Lehman Brothers” (Lehman) đã đi vào lịch sử đối với giới đầu tư tài chính tồn cầu chấm dứt 158 năm tồn tại, phát triển của của NH này và

chắc chắn sẽ đem lại nhiều bài học cho việc quản trị rủi ro đối với các NHTM.

Một phần của tài liệu 0835 nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NH công thương bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w