Nguyên nhân của những tồn tai về chất lượng quản trị rủi ro tín dung tai NH TMCP CT BN:

Một phần của tài liệu 0835 nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NH công thương bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 87)

- Đối với nợ nhóm 5: Năm 2005 đạt 71 triệu đồng chiếm 0.02% so với tổng dư nợ của năm,

000 III Kinh doanh kém hiệu quả, không trả được nợ gốc khi đến hạn

2.3.3.2 Nguyên nhân của những tồn tai về chất lượng quản trị rủi ro tín dung tai NH TMCP CT BN:

TMCP CT BN:

Bằng cách quan sát thực tế và sử dụng các biện pháp thống kê và tổng hợp các nguyên nhân thường gặp của các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NH TMCP CT BN theo tơi ngoại trừ các nhóm ngun nhân khách quan như ảnh hưởng khơng nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính - Ngân hàng trên thế giới cịn do các nhóm nguyên nhân chủ yếu được sắp xếp theo thứ tự mức độ thường xảy ra từ cao xuống thấp:

* Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Một là, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, hoặc tiêu dùng; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn ...). Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các

khách hàng/khoản vay có các đặc điểm như sau:

- Áp dụng phương thức cho vay hạn mức không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng khách hàng. Cho vay HMTD nhưng khơng kiểm sốt được việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án (nhất là lĩnh vực kinh doanh vận tải-

Công ty TNHH Thịnh Cường, kinh doanh kính - Cơng ty cổ phần Kính Đáp Cầu), dùng

nguồn thu dự kiến của dự án, phương án này làm nguồn trả nợ cho dự án, phương án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức (Công ty cổ phần Phú Thái)

- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng (Công ty TNHH Thịnh Cường) dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích.

- Khách hàng có nhiều chi nhánh/đơn vị kinh doanh ở nhiều địa bàn xa so với địa bàn của chi nhánh cho vay (Công ty TNHH Thịnh Cường, Công ty TNHHxây dựng Bồng Lai,...) - Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với khả năng khấu hao, dẫn đến

khách hàng bị buộc phải dung nguồn ngắn hạn để trả nợ trung dài hạn.

- Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm sốt được dịng tiền của đơn vị (Công ty TNHH Thịnh Cường, Công ty cổ phần Phú Thái,

Cơng ty cổ phần kính Đáp Cầu).

- Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng khác (Công ty cổ phần Phú Thái).

Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từ

vốn vay. Rủi ro này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/khoản vay có các đặc điểm:

- Giải ngân tiền mặt để ứng vốn cho khách hàng thu mua các nguyên liệu sản xuất nhưng khơng kiểm sốt được chất lượng và số lượng dẫn đến bị chiếm dụng, thất thoát (Đối

với cho vay các khách hàng chuyên kinh doanh phế liệu tại làng nghề Đông Phong - Yên Phong: Nguyễn Văn Toản, Tống Văn Đạt, ...)

- Khách hàng khơng có biện pháp quản lý các khoản phải thu (nhất là lĩnh vực

XDCB sử dụng vốn ngân sách của địa phương: Công ty TNHH xây dựng Bồng Lai, Công ty cổ phần xây dựng Đại Thành)

- Khi khách hàng gặp khó khăn, các chủ đầu tư khác trước đây góp vốn bằng tài sản, sau đó tìm cách rút vốn ra bằng tiền mặt (Công ty TNHH Thịnh Cường, Công ty cổ phần

Phú Thái)

Ba là, khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm, thường xảy ra ở các khoản vay có

đặc điểm:

- Đầu tư sản phẩm công nghệ quá lạc hậu, hàng sản xuất ra chất lượng không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại. Thời gian khấu hao máy thực tế là còn rất ngắn nhưng khi mua về với giá cao nên bắt buộc phải khấu hao dài hơn vịng đời thực tế, có trường hợp thời gian sử dụng còn lại của tài sản là 2 năm trong khi đó khấu hao lại là 8 năm.

- Đầu tư sản xuất vật liệu mới nhưng chưa có chứng nhận kiểm định được lưu hành, không đánh giá đúng khả năng cạnh tranh so với sản phẩm hiện có... (Cơng ty CP kính Đáp Cầu)

- Thẩm định cho vay (nhất là đối với việc thẩm định dự án đầu tư) nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, cơng nghệ của sản phẩm/chu trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng mà chỉ căn cứ trên phương án/dự án do khách hàng cung cấp (Công ty

TNHH Thịnh Cường).

Bốn là, khách hàng không đủ vốn lưu động để kinh doanh, thường xảy ra đối với các

khoản vay sau:

- Khi cho vay đầu tư dự án nhưng không tính đúng, tính đủ tổng mức đầu tư cần thiết, nhất là nhu cầu vốn lưu động (Cơng ty cổ phần Kính Đáp Cầu khơng tính tốn hết

nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để dự án chạy thử và hoạt động)

- Khách hàng không có đủ vốn đối ứng như cam kết do năng lực kém - nhất là các DNNN, nội bộ mâu thuẫn - các cơng ty cổ phần, hoặc do tính tốn vốn tự có trên cơ sở bán sản phẩm.

- Thẩm định giới hạn chưa chính xác so với nhu cầu vay vốn thực tế. Do trong kỳ chính các đơn vị vay vốn cũng không thể nào xác định được nhu cầu bảo lãnh mà chỉ xác định được việc sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Do vậy, khi phát sinh nhu cầu bảo lãnh sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch vay vốn. Từ đó, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ đến hạn.

- Khách hàng có hệ số nợ vay/vốn tự có rất cao (nhất là đối với các DNNN: Công ty

cổ phần Kính Đáp Cầu), từ 4-5 lần.

Năm là, khách hàng khơng có đủ hoặc khơng thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch,

- Cho vay san lấp, giải phóng mặt bằng, làm cơ sở hạ tầng cho các KCN, cụm công nghiệp tập trung nguồn trả nợ dựa trên nguồn huy động của các nhà đầu tư.

- Không đủ khả năng về vốn tự có thường xảy ra ở các dự án bất động sản, mua máy móc thiết bị, các dự án mà chủ đầu tư kê vốn tự có tham gia rất lớn, vốn tự có dựa vào nguồn huy động vốn hình thành trong tương lai...

- Triển khai đầu tư tại thời điểm thị trường tài chính quá thuận lợi, dẫn đến chủ quan trong tính tốn tính khả thi của việc thu xếp nguồn vốn. Đến khi tình hình trở lên xấu hơn thì những nguồn vốn tham gia bị giảm trong khi đó nguồn vốn của NH vẫn tham gia đầy đủ. Do vậy, kéo theo việc thiếu vốn trong kinh doanh.

Sáu là, khơng đánh giá đúng tình trạng tổng thể của khách hàng

- Thực tế bị lỗ nhiều năm nhưng báo cáo tài chính (thường là khơng có kiểm tốn) vẫn có lãi (giá trị khoản phải thu, hàng tồn kho tăng đột biến, giá trị lớn) (Công ty cổ phần

đào tạo lái xe Đức Việt)

- Nhiều năm liên tục, giá bán khơng đủ bù đắp chi phí biến đổi.

- Phương án trong cho vay theo hạn mức tín dụng là có lãi nhưng đến cuối năm khi gửi báo cáo tài chính thì mức độ lãi rất thấp hoặc khơng có lãi.

Bảy là, do thay đổi chính sách thường xảy ra ở các khoản vay

- Sản xuất, kinh doanh thương mại nhập hàng nước ngoài về bán trong nước (ô tô, xe máy, kinh doanh chế biến gỗ và đồ gỗ, hạt nhựa.)

- Đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán.

Tám là, khách hàng đầu cơ theo giá trị tài sản:

- Dùng tài sản là bất động sản để thế chấp vay với mục đích khác nhau mà ngân hàng khơng kiểm sốt được, tăng hạn mức tín dụng do khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm

(Xí nghiệp Nhân Đức, HTX Hồng Tiến)

- Cho vay với nguồn trả nợ dựa quá nhiều vào giá trị tài sản thế chấp.

- Cá nhân vay giá trị lớn (hàng tỷ đồng) với mục đích tiêu dùng như xây dựng nhà, mua xe, ... (không phải là trường hợp cá nhân, hộ gia đình vay để sản xuất, kinh doanh

hàng hóa thơng thường). Do nguồn trả nợ chỉ là thu nhập hàng tháng bao gồm cả việc bán

tài sản là bất động sản. Trong khi những khách hàng này khơng có giấy phép kinh doanh về bất động sản.

Tóm lại, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng bao gồm các nhóm ngun

nhân từ môi trường kinh doanh (biến động bất lợi của thị trường tài chính, khủng hoảng

kinh tế, thay đổi chính sách hoặc việc thực thi các chính sách pháp luật của cơ quan công quyền kém hiệu quả, thiên tai...); các nhóm ngun nhân từ chính bản thân khách hàng (khả năng tài chính yếu, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, năng lực quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp yếu khơng có định hướng kinh doanh rõ ràng, trục lợi - tham ô vi phạm đạo đức, lừa đảo.); và nhóm ngun nhân từ phía ngân hàng, trong đó nhóm ngun nhân

từ phía ngân hàng là chủ yếu và đáng quan tâm nhất đó là tâm lý chủ quan, chậm luân chuyển cán bộ quản lý để tăng cường kiểm tra chéo, thẩm định, xem xét nhu cầu vay chưa kỹ càng, buông lỏng quản lý khách hàng, nhất là khâu sử dụng vốn vay.

* Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

+ Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư khơng được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án hồn thành khơng thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay ngân hàng (Cơng ty CP kính Đáp Cầu, Cơng ty TNHH Thịnh Cường).

+ Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng cịn nhiều sơ hở, sai sót nên khơng thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ (Công ty cổ phần Phú Thái). Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó trả nợ NH khác hoặc sử dụng vào những mục đích khác khơng hiệu quả và bị tổn thất. Việc kiểm tra đảm bảo tiền vay không thực hiện trên thực tế mà thực hiện trên giấy tờ, không kiểm tra kho thực tế hoặc kiểm tra một cách qua loa, hời hợt, chiếu lệ nên khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích riêng nằm ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng (Cơng ty CP kính Đáp Cầu)

+ Xác định giới hạn tín dụng chưa hợp lý, quá cao so với khả năng chịu nợ của khách hàng, chưa coi trọng xác định được rủi ro tổng thể của khách hàng để phân định hạn mức cấp tín dụng chính xác nên cho vay quá mức hợp lý, có tâm lý chủ quan.

+ Đầu tư tín dụng chạy theo phong trào, theo những địi hỏi khách hàng mà khơng có sự thận trọng cần thiết.

+ Chưa xây dựng được một chiến lược kinh doanh dài hạn và một chiến lược kiểm soát rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.

+ Tập trung quá cao cho một mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt tất yếu dẫn đến việc giảm thấp điều kiện cấp tín dụng và nới lỏng kiểm sốt trong q trình cho vay.

+ Sự đa dạng về đối tượng cho vay như cho vay để mở L/C và bảo lãnh đã được cụ thể nhưng còn rất nhiều yếu kém so với các NH bạn (Nhất là NH TMCP Ngoại Thương). Thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về phân khúc thị trường mục tiêu (Nhất là hệ thống thông

tin về chủ đầu tư hay những đơn vị chủ giao hàng tại nước sở tại rất thiếu;).

* Nhân xét.

- Chất lượng tín dụng của NH TMCP CT BN đang có dấu hiệu giảm sút, giá trị và tỷ lệ nợ xấu còn chiếm một tỷ trọng lớn (4,55%) và có dấu hiệu ngày càng tăng, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nợ xấu của NH TMCP CT cao hơn kế hoạch đề ra là 2%, cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của ngành ngân hàng (khoảng 3,5%) và cao hơn mức cho phép của NHNN là 4.5%. Nếu xét tỷ lệ nợ xấu thực của NH TMCP CT Bắc Ninh thì con số khơng chỉ dừng lại tại đây mà sẽ có chiều hướng xấu gia tăng.

- Trong hoạt động tín dụng, danh mục đầu tư của NH TMCP CT BN còn tập trung vào phân khúc thị trường là các công ty lớn chiếm khoảng 60% dư nợ, phân khúc thị trường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay thể nhân còn chiếm tỷ trọng nhỏ nên chưa đáp ứng được yêu cầu phân tán rủi ro. Định hướng của NH TMCP CT BN trong thời gian tới là nâng dần tỷ trọng cho vay đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ lên 20%, cho vay thể nhân 30% trên tổng dư nợ.

- Nhóm nguyên nhân của rủi ro tín dụng xuất phát từ tâm lý chủ quan của ngân hàng và yếu tố con người có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng tại NH TMCP CT BN.

- Trước thực trạng nợ xấu tăng cao và sự chỉ đạo giám sát quyết liệt từ Hội sở chính, và trước tình hình kinh tế - tài chính có nhiều bất lợi, NH TMCP CT BN đã có phần thận trong hơn trong quản lý, theo dõi hoạt động cho vay. Tuy nhiên những dấu hiệu rủi ro vẫn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của NH TMCP CT BN:

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng sẽ dẫn đến nguy cơ chạy đua theo dư nợ mà bỏ qua sự tuân thủ các quy định, các ngun tắc về an tồn tín dụng.

+ Đội ngũ cán bộ làm cơng tác tín dụng của NH TMCP CT BN phần lớn cịn trẻ, kinh nghiệm thực tế cịn ít, bản lĩnh nghề nghiệp chưa cao nên sự tự chủ trong thẩm định tín dụng rất hạn chế. Trong khi đó đội ngũ nhân viên tín dụng nhiều tuổi chỉ tập trung vào cho vay đối với các khách hàng cá nhân hoặc những doanh nghiệp nhỏ, lẻ do vậy thực sự sẽ là rất nguy hiểm bởi yêu cầu về tính độc lập trong thẩm định và quyết định cho vay dễ bị phá vỡ, nguy cơ rủi ro tín dụng vẫn tiềm ẩn cao.

+ Tính phức tạp trong hoạt động kinh tế với sự gia tăng các vụ lừa đảo tinh vi đã gây nên rủi ro cho cơng tác tín dụng, đặc biệt trong điều kiện tình trạng thơng tin bất cân xứng mà chưa có một hệ thống thơng tin tín dụng hữu hiệu để hạn chế những rủi ro đó.

+ Tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, phần lớn tài sản bảo đảm tiền vay là nhà xưởng, máy móc thiết bị, các quyền đòi nợ, tài sản hình thành trong tương lai,... mà tính pháp lý chưa rõ ràng cũng như thanh khoản kém nên khả năng thu hồi để giảm tổn thất khi rủi ro xảy ra chưa cao

Một phần của tài liệu 0835 nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NH công thương bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w