Đánh giá rủi ro tín dung theo cách đánh giá của các nhà quản tri rủi ro hiên đai:

Một phần của tài liệu 0835 nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NH công thương bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 99)

- Đối với nợ nhóm 5: Năm 2005 đạt 71 triệu đồng chiếm 0.02% so với tổng dư nợ của năm,

000 III Kinh doanh kém hiệu quả, không trả được nợ gốc khi đến hạn

3.2.1.3 Đánh giá rủi ro tín dung theo cách đánh giá của các nhà quản tri rủi ro hiên đai:

Với việc đánh giá tổn thất rủi ro tín dụng bằng phân loại nợ cho cách nhìn tương đối sát với tình hình thực tế cũng như việc bám sát đối tượng tín dụng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là

+ Chỉ tính đơn thuần mức độ thiệt hại của NH cấp tín dụng là mức dư nợ gốc chứ khơng tính trong thời gian khách hàng vi phạm như vậy thì cũng cịn phải phát sinh một khoản lãi.

+ Căn cứ trên mức độ định giá tài sản của khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Như vậy, khi trong quá trình cho vay việc định giá tài sản lại thay đổi theo thời gian chứ không cố

Chỉ tiêu Dư nợ Lãi dự thu Tổn thất dự tính Điểm bình qn Mức độ rủi ro Tỷ lệ áp dụng Mức độ tổn thất

định. Do vậy, làm cho quỹ dự phịng rủi ro khơng được tính chuẩn xác do khơng xác định được chuẩn mức trích dự phịng hàng tháng. Hơn nữa, việc căn cứ trên giá trị TSBĐ lại chẳng khác nào là hành động “người vay cho tay vào ống cịn ngân hàng sẽ cầm ống đó” cả.

+ Phương pháp này chưa chỉ ra những thiệt hại mà NH phải gánh chịu khi sử dụng nguồn xử lý rủi ro để trả nợ thay cho khách hàng cũng như những hậu quả kéo theo làm tổn thất mà mất một khoản chi phí thì NH mới có thể bù đắp được.

Theo cách đánh giá của các nhà quản trị rủi ro hiện đại thì căn cứ từ khi khách hàng quan hệ tín dụng với NH thì NH sẽ căn cứ trên những điều kiện hiện tại của khách hàng để chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng. Từ đó sẽ có tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro cụ thể cho từng khách hàng này luôn. Các thông tin về khách hàng này được cập nhật liên tục theo từng ngày. Do vậy, điểm số của khách hàng cũng thay đổi theo từng ngày. Sau đó ở mỗi một mức điểm sẽ có một tỷ lệ áp dụng đối với từng khách hàng đó. Từ đó dẫn đến tỷ lệ trích lập sẽ biến động phát sinh khơng ngừng. Tỷ lệ trích lập sẽ căn cứ theo cơng thức (1) như đã nêu ở trên nhân với tỷ lệ theo từng thang điểm và xếp hạng tín dụng.

Ví dụ: Trong kỳ NH có cấp tín dụng cho khách hàng A và khách hàng này có dư nợ là 1 tỷ đồng, Lãi dự thu đến ngày hiện tại là 36.500.000 đồng. Khi cấp NH chấm điểm khách hàng này đạt điểm là 96,2/100 điểm. Tỷ lệ tổn thất dự kiến là đối với điểm này là 0,5%. Như vậy, mức độ tổn thất của khách hàng này được tính như sau:

M = (D + L + T) x t D = 1.000.000.000 đồng. L = 36.500.000 đồng.

T = ((100-96,2)/100) x (1.000.000.000 + 36.500.000) = 39.387.000 đồng M = (1.000.000.000 + 36.500.000 + 39.387.000) x 0,5% = 5.379.440 đồng

Như vậy, theo cách đánh giá này thì ngoại trừ việc đánh giá được mức độ tổn thất theo từng khách hàng mà còn cho NH chủ động hơn trong việc cơ cấu xem xét thu hồi nợ.

83

Ta có bảng tổng hợp việc trích lập dự phịng rủi ro đối với khách hàng của Chi nhánh như sau:

Bảng 3.1: Bảng dự kiến trích lập dự phịng rủi ro theo cách đánh giá mới.

Năm 2008 Nợ nhóm 1 ___ 1,090,845 14,99 9 ___ 7,741 99. 3 Thấp 0.70% 7,79 5 Nợ nhóm 2 17-- 97-3- ___ 3-7-4- ---7- 2---6- Trung bình ”’’27.40%’- 0 5,23 Nợ nhóm 3 1--29-5-. __ 7-0- _____ __ Cao 3C6^0 %^ 539 Nợ nhóm 4 ----- -6-9- 6 2 - '~~~4' 2'1'~ Khá cao 0%^57T9^ 398 Nợ nhóm 5 45,14 5 9 7,44 10,519 6 31. Rất cao %68.40 9 43,16 Tổng cộng 1,155,814 57,13 1 Năm 2009 Nợ nhóm 1 ___ 1,516,429 1 20,85 6,149___ 6 99. Thấp 0.40% 4 6,17 Nợ nhóm 2 __. -0- -0- ---7--- 2- Trung bình 28.80 %- 3 Nợ nhóm 3 ____ __ ^2^4 ^8^3^' _____ ''"''6'4 -^ Cao %35.9()- 12,28 3 Nợ nhóm 4 -- _ -0- ---..-- 7- Khá cao %61.30- 2 Nợ nhóm 5 42,19 3 2 6,96 9,831 9 29. Rất cao %70.10 9 41,34 Tổng cộng 1,588,73 6 59,81 0

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo trích lập dự phịng rủi ro ước tính từ năm 2008 - 2009 theo cách tính mới)

Cách đánh giá này khơng đề cập đến giá trị của TSBĐ trong việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Vì căn cứ trên giá trị hiện tại của các khoản vay mà các nhà quản trị không đề cập đến giá trị TSBĐ trên nguyên tắc việc phát mại TSBĐ không phải làm ngay lập tức được.

Cách này cũng có nhược điểm lớn là việc đánh giá khá phức tạp và công kềnh nên dẫn đến việc đánh giá không đúng mức hoặc chỉ khi nào xẩy ra vụ việc mới cập nhật thông tin khách hàng. Hơn nữa, việc thay đổi thường xuyên điểm số của khách hàng nếu không được cập nhật thường xuyên sẽ dẫn đến việc khách hàng ở nhóm nợ cao nhưng điểm số vẫn cao. Do vậy, đánh giá sai mức độ tổn thất của khoản tín dụng đã cấp.

3.2.2 Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của NH TMCP CT VN đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng địa bàn của trong tỉnh, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm an tồn. Chính sách này cần

được cơng bố rộng rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, thực hiện có định hướng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp. Định hướng của NH TMCP CT VN là “Phát triển an toàn - Hiệu quả hướng tới chuẩn mực quốc tế”. Dựa trên cơ sở định hướng này, NH TMCP CT BN cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Phản ánh được chính sách tín dụng của NH TMCP CT VN trong từng thời kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể.

- Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tư của Chi nhánh, phát huy được những thế mạnh của địa phương và có giải pháp hạn chế trong đầu tư tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề khơng có lợi thế trong cạnh tranh trong kinh doanh.

- Đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần của NH TMCP CT BN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được của toàn hệ thống. Đồng thời phải phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của NH TMCP CT BN so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam, là định hướng cơ bản trong xác định những mục tiêu cần thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng. Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phịng ngừa được những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ và kỹ càng. Trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh và sự phát triển gần đây, NH TMCP CT BN sẽ cụ thể hóa chính sách tín dụng tập trung theo các nội dung sau:

- về chấm điểm và xếp hạng tín dụng: Cần xây dựng một chính sách chấm điểm và xếp hạng tín dụng cụ thể căn cứ trên nhiều yếu tố. Các yếu tố chung và các yếu tố đặc thù. Có như vậy mới phản ánh hết được mức độ rủi ro tổng quát của từng khách hàng. Hơn nữa, việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng cịn làm căn cứ cho các quyết định tín dụng về sau. Do đó, các chỉ tiêu này phải thường xuyên được cập nhật và thay đổi theo từng thời kỳ phù hợp với chỉ đạo của NH TMCP CT VN.

- về chính sách khách hàng: Căn cứ trên việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng đưa ra các chính sách khách hàng phù hợp. Chính sách khách hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ,... Trên cơ sở phương pháp lượng hóa đã được áp dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng.

- về định hướng khách hàng:

+ Chú trọng đầu tư tín dụng cho các cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối doanh nghiệp đang được sự hỗ trợ của nhà nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi phát triển DNNvv là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có

Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 - 2010). Nhiều giải pháp hỗ trợ cho DNNVV như thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.. .Các định chế tài chính quốc tế đang chú ý tập trung đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như IFC

(Cơng ty tài chính quốc tế thuộc WB), SMEDF (Quỹ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa do Liên minh châu Âu tài trợ và được quản lý bởi Quỹ hỗ trợ phát triển trước đây),

JBIC (Chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do JBIC tài trợ vốn vào

năm 2002), JETRO (Tổ chức xúc tiến thương mại của Nhật Bản hỗ trợ cho các SMEs trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế), DEG, KFW (Nguồn tài trợ của Ngân hàng trung ương cộng hòa liên bang Đức tài trợ cho các cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ và vừa)...Do đó, các cá nhân kinh doanh và các DNNVV sẽ có khả năng phát

triển mạnh mẽ về chất và lượng trong tương lai, là điều kiện thuận lợi cho đầu tư tín dụng. Tuy nhiên, đầu tư tín dụng cho các cá nhân kinh doanh và các DNNVV của NH TMCP CT BN còn thấp (chỉ đạt 271.038 triệu đồng tương đương 17,06% trên tổng dư nợ năm 2009), mặt khác nền kinh tế trong tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ. Việc đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước gặp rủi ro lớn trong khi thể hiện nhiều tính bất cập trong cơng tác quản lý điều hành và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, sự xuất hiện của nhiều NH TMCP trên một địa bàn nhỏ, hẹp kết hợp với trình độ của cán bộ còn nhiều bất cập .thì khả năng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn như hiện nay của NH TMCP CT BN sẽ rất hạn chế. Do đó lựa chọn phát triển phân khúc thị trường khách hàng cá nhân kinh doanh và DNNVV là một lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế trong tỉnh, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, đặc biệt càng có ý nghĩa khi các quy định về trích lập dự phịng rủi ro của NHNN càng nghiêm ngặt làm gia tăng chi phí nên phân tán rủi ro vào khách hàng cá nhân và DNNVV trở nên quan trọng do đối tượng này thường có tài sản bảo đảm đầy đủ, do khoản cấp tín dụng giá trị nhỏ, rủi ro xảy ra sẽ có ảnh hưởng không lớn. Mục tiêu cần đạt được trong đầu tư tín dụng đối với phân khúc này là dư nợ chiếm 20% - 25% tổng dư nợ trong năm 2010 và tăng dần tỷ trọng này trong tương lai.

+ Phát triển tín dụng cá nhân trên cơ sở tận dụng những điều kiện thuận lợi mới (chủ trương thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chính phủ, sự phát triển các gói sản phẩm tín dụng đồng bộ như cho vay CBCNV, thấu chi, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tơ...)

trên cơ sở có lựa chọn và theo lộ trình. Trong phát triển các sản phẩm bán lẻ, đặc biệt các sản phẩm tín dụng, cần có sự cân nhắc giữa vấn đề lợi ích và khả năng quản lý do khơng chỉ là phân khúc thị trường đã được NH TMCP CT BN thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, cũng vẫn cần có sự thận trọng nhất định. Để đảm bảo khả năng kiểm soát và quản lý hiệu quả các khoản vay này, cần xây dựng giải pháp tổng thể về gói sản phẩm đồng bộ (trả

lương qua tài khoản, cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác.), đảm bảo tính chủ

động và giảm thiểu thời gian quản lý, thu hồi nợ của ngân hàng. Hiện nay, tỷ trọng dư nợ của nhóm tư nhân, cá thể chỉ chiếm 2,28% trong tổng dư nợ của NH TMCP CT BN và định hướng đưa tỷ trọng này lên 8% - 10% trong năm 2010.

Một phần của tài liệu 0835 nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NH công thương bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w