Khung sinh kế của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 54)

(Nguồn: Scoones 1998 và DFID 2001) 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Căn cứ vào quá trình khảo sát thực tế tại địa phương, đề tài lựa chọn Kỳ Lợi, xã

Kỳ Hà, xã Kỳ Nam là 3 xã ven biển của huyện Kỳ Anh.

- Kỳ Lợi: là xã chịu ảnh hưởng lớn, các hộ ngư dân xã Kỳ Lợi chủ yếu là: đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy hải sản, dịch vụ

- Kỳ Hà: là vùng cửa sông cho nên hoạt động sinh kế của ngư dân chịu ảnh hưởng. Ngư dân chủ yếu đánh bắt gần bờ, nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, nước lợ, làm muối

- Kỳ Nam: là xã có hoạt động đánh bắt xa bờ phát triển, bên cạnh đó cịn có các hoạt động như ni trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp.

Tài sản sinh kế Chiến lược sinh kế Kết quả sinh kế

Chính sách, thiết chế và mức độ tổn thương

Phân tích sự thay

Sau SCMT, đây là những xã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đồng thời đây cũng là 3 xã có các hình thức sinh kế vùng biển khá điển hình cho sinh kế của ngư dân ven biển. Mỗi xã sẽ có 30 hộ dân được chọn ra theo phương thức ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn, tổng cộng đề tài tiến hành phỏng vấn 90 hộ dân.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập số liệu thứ cấp * Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau tùy theo yêu cầu của từng loại số liệu và từng nội dung nghiên cứu.

Các thông tin về cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế, khung sinh kế, sự cố môi trường cá chết bất thường được thu thập qua các sách báo, tạp chí, nghiên cứu khoa học, internet.

Các số liệu về thiệt hại, hỗ trợ, tình hình kinh tế xã hội của địa phương... được thu thập từ Văn phòng UBND huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

* Thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp phiếu điều tra

Đề tài sử dụng phiếu phỏng vấn nông hộ để thu thập thông tin: áp dụng cho các hộ dân trong 3 xã là xã Kỳ Lợi, xã Kỳ Hà, xã Kỳ Nam huyện Kỳ Anh chịu thiệt hại nặng nhất sau sự cố (90 phiếu).

Phiếu điều tra phỏng vấn được soạn thảo sẵn, phiếu được xây dựng gồm 2 phần chính: phần I thu thập thơng tin chung của người được phỏng vấn gồm tên, tuổi, địa chỉ; nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa. Phần II của phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về sự thay đổi sinh kế của hộ ngư dân sau SCMT.

Quá trình phỏng vấn sâu cũng được sử dụng song song với bảng hỏi bán cấu trúc để thu được các thông tin quan trọng mà bảng hỏi chưa đề cập hoặc đề cập chưa sâu, phỏng vấn, thu thập và ghi chép các thông tin cần thiết. Áp dụng phương pháp này để phỏng vấn người dân và cán bộ quản lý trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp khảo sát thực địa: lấy hình ảnh, quan sát, ghi chép các thông tin cần thiết cho nghiên cứu.

* Phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân (PRA)

Phương pháp thảo luận nhóm có sự tham gia của người dân tại địa phương. Người dân được tập hợp và tham gia thảo luận, đưa ra các ý kiến, đánh giá về các vấn đề mà tác giả quan tâm. Nhóm thảo luận nhằm tìm hiểu các thơng tin về:

- Mức độ thiệt hại của người dân sau SCMT

- Đánh giá vai trò của các tổ chức cộng đồng đối với đời sống của người dân - Đánh giá của người dân về mức độ hiệu quả của các phương thức sinh kế mới

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu tổng quát về các đặc điểm chính của hộ ngư dân, sinh kế của hộ ngư dân

- Toàn bộ số liệu được xử lí bằng cơng cụ Excel; sử dụng phương pháp phân tích thống kê là phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu.

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả

Được sử dụng để mô tả thực trạng và sự thay đổi sinh kế cũng như các hộ ngư dân thông qua các số liệu thu thập và điều tra chọn mẫu.

Các công cụ chủ yếu được sử dụng: Số tuyệt đối, số tương đối, phần trăm, số bình qn để tính tốn các chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất, kinh doanh của nơng hộ, tình hình dân số lao động, đất đai và các nguồn lực sinh kế.

3.2.5.2. Phương pháp thống kê so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất nhằm thấy rõ được sự khác biệt về đời sống và sinh kế của hộ ngư dân giữa các thời điểm hoặc giữa các nhóm hộ. Có nhiều phương pháp so sánh: so sánh trước - sau, theo thời gian, theo không gian, so sánh giữa các mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng trong đề tài nhằm xác định sự thay đổi về:

- Sự thay đổi các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình trước và sau khi hải sản chết bất thường.

- Sự thay đổi về các hoạt động và kết quả sinh kế của các hộ gia đình trước những sự thay đổi đó.

- Đánh giá những thay đổi trong sinh kế của các đối tượng khác nhau.

3.2.5.3. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề liên quan của đề tài như các khái niệm về sự cố môi trường, sự ảnh hưởng của các SCMT đối với đời sống người dân tại địa phương nói riêng và nền kinh tế khu vực nói chung. Các kinh

nghiệm khắc phục các hậu quả sau SCMT,.... Ý kiến của các chuyên gia là các căn cứ khoa học và thực tiễn vô cùng quý giá và có ý nghĩa đối với nghiên cứu.

3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.6.1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế xã hội 3.2.6.1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế xã hội

- Chỉ tiêu về đất đai, phân loại đất đai, dân số, lao động, cơ cấu lao động, số hộ.

- Chỉ tiêu về tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người.

- Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, số lượng cơ sở y tế, giáo dục của khu vực nghiên cứu.

3.2.6.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng các nguồn lực sinh kế của người dân

- Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực tự nhiên: tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất

nơng nghiệp, tổng diện tích đất phi nơng nghiệp, tổng diện tích đất chưa sử dụng.

- Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực vật chất: Tài sản phục vụ sản xuất, tài sản gia

đình, giá trị các loại tài sản

- Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực tài chính: thu nhập mỗi tháng, số tiền tiết

kiệm/năm, lượng vay bình quân/hộ

- Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực con người: tỉ lệ nam nữ/ tổng số người dân

điều tra, cơ cấu tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn

- Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực xã hội: Cơ cấu tham gia các hoạt động xã hội

của người dân, cơ cấu tham gia các hoạt động tổ đội, cơ cấu được nhân hỗ trợ.

3.2.6.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi nguồn lực sinh kế của người dân sau SCMT

- Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi nguồn lực tự nhiên: Sự thay đổi diện tích sản xuất, đánh bắt

- Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi nguồn lực con người: Sự thay đổi về số lượng lao động của hộ ngư dân sau SCMT.

- Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi nguồn lực vật chất: Sự thay đổi lực vật chất của hộ ngư dân sau SCMT

- Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi nguồn lực tài chính: Sự thay đổi thu nhập của người dân sau SCMT

- Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi nguôn lực xã hội: Sự thay đổi về mức độ quan tâm các hoạt động xã hội và vai trò của các tổ chức xã hội đối với đồi sống của ngư dân sau SCMT.

3.2.6.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của thay đổi sinh kế hộ ngư dân sau SCMT

- Nhóm chỉ tiêu các hoạt động sinh kế mới

- Nhớm chỉ tiêu số lượng/ tỷ lệ các hộ dân chuyển đổi sang hình thức kinh tế mới - Nhóm chỉ tiêu thay đổi thu nhập sau chuyển đổi sinh kế

- Nhóm chỉ tiêu mức độ hiệu quả của các nhóm hoạt động sinh kế mới được chuyển đổi.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA HỘ NGƯ DÂN SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ ANH TRƯỜNG BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ ANH

4.1.1 Khái quát về các hộ ngư dân huyện Kỳ Anh

Huyện Kỳ Anh là huyện ven biển có số lao động sống dựa vào biển khá lớn. Huyện có địa hình phức tạp, khí hậu thất thường, đời sống của người dân cịn gặp nhiều khó khăn… Đó là những khó khăn mà Kỳ Anh phải đương đầu trong xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Nơng - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 14,1%, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 55,8%, Thương mại- Dịch vụ chiếm 30%. Sau SCMT, môi trường biển huyện Kỳ Anh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các khu vực sản xuất của người dân bị thu hẹp hoặc mất hẳn. Đời sống kinh tế, xã hội của người dân trở nên khó khăn. Sự cố mơi trường thực sự làm đảo lộn cuộc sống của những người dân sống nhờ vào biển của huyện Kỳ Anh, các nguồn lực sinh kế của người dân nơi đây cũng vì vậy mà có nhiều thay đổi. Để thuận tiện cho việc điều tra, tác giả chia các hộ dân được phỏng vấn thành các nhóm hộ: Nhóm hộ Thủy sản, nhóm hộ Thủy sản kết hợp nơng nghiệp, nhóm hộ Thủy sản kết hợp dịch vụ. Qua quá trình điều tra nghiên cứu, có thể thấy các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây chia làm 3 nhóm hộ chính: Nhóm Thủy sản, nhóm Thủy sản kết hợp Sản xuất nông nghiệp và nhóm Thủy sản kết hợp Dịch vụ. Đây là 3 nhóm hộ cơ bản chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ SCMT. Mỗi nhóm hộ có các hoạt động và đặc điểm sinh kế đặc trưng.

a) Nhóm hộ Thủy sản là nhóm hộ dân chuyên làm các nghề thủy sản, hầu hết

là thủy sản nước mặn. Các hoạt động chủ yếu của nhóm hộ này gồm đánh bắt xa bờ, đánh bắt gần bờ, nuôi trồng thủy sản nước mặn hoặc kết hợp giữa đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước mặn (thường các hộ sản xuất kết hợp là những hộ đánh bắt gần bờ). Nhóm này là nhóm có số lượng hộ làm nghề đánh bắt lớn nhất trong các nhóm. Trước SCMT, có rất nhiều hộ dân thuộc nhóm này tham gia đánh bắt gần bờ. Số tàu đánh bắt của nhóm này cũng cao hơn hẳn những nhóm cịn lại.

Nhóm nghề có cơ cấu cao nhất là nhóm hộ đánh bắt gần bờ, chiếm 42,4% tổng số các hộ dân của nhóm hộ Thủy sản. Nhóm nghề kết hợp giữa đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước mặn chiếm tỷ lệ cao thứ hai (30,3%), nhóm nghề ni trồng nước mặn chiếm 18,1% và thấp nhất là nhóm nghề đánh bắt xa bờ chỉ chiếm 9,1%.

b) Nhóm Thủy sản kết hợp nơng nghiệp là nhóm các hộ dân khơng sống hồn

tồn dựa vào biển. Nhóm hộ dân này có các hoạt động sinh kế kết hợp giữa hoạt động Thủy sản như nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nuôi trồng thủy sản nước mặn, đánh bắt gần bờ, đánh bắt thuê với các hoạt động sản xuất nông nghiệp như canh tác lúa nước, hoa màu, làm muối. Chủ yếu hoạt động thủy sản của nhóm hộ này là ni trồng thủy sản nước mặn và đánh bắt gần bờ, hoạt động SXNN của nhóm hộ này chủ yếu là canh tác lúa nước và làm muối, diện tích canh tác hoa màu của nhóm hộ này rất ít, đa số các hộ khơng canh tác hoa màu.

Nhóm nghề có tỷ lệ hộ tham gia cao nhất là nhóm kết hợp giữa sản xuất nơng nghiệp và đánh bắt gần bờ (chiếm 41,7%), nhóm nghề có tỷ lệ cao tiếp theo là nhóm SXNN kết hợp nuôi trồng nước mặn (25%), nhóm kết hợp SXNN và làm muối chiếm 22,2% cịn lại là nhóm kết hợp ni trồng nước ngọt với SXNN có số lượng hộ sản xuất thấp nhất (11,1%).

b) Nhóm Thủy sản kết hợp dịch vụ

Đây là nhóm có tỷ lệ hộ dân thấp nhất trong 3 nhóm. Các nhóm hộ này có đặc điểm là sinh sống dựa vào các hoạt động dịch vụ kết hợp với thủy sản. Các hoạt động dịch vụ của nhóm hộ này chủ yếu là các dịch vụ từ biển như nhà hàng ăn uống hải sản, khách sạn, nhà nghỉ, các hoạt động buôn bán sản phẩm từ biển, các hoạt động phục vụ khách du lịch,... Các hoạt động thủy sản của nhóm này chủ yếu là nuôi trồng thủy sản nước mặn và đánh bắt gần bờ. Các hoạt động thủy sản ngồi mục đích đem về nguồn thu nhập đơi khi cịn có mục đích hỗ trợ cho các hoạt động dịch vụ của hộ dân. Hoạt động dịch vụ chủ yếu của nhóm hộ này là nhà hàng ăn uống. Nhà hàng ăn uống thường được thiết kế trên các bè nổi, hộ kinh doanh sẽ kết hợp nguồn thủy sản đánh bắt hoặc nuôi trồng được để làm nguồn nguyên liệu tươi ngon phục phụ thực khách. Hoạt động này thu hút nhiều khách trong và ngồi tỉnh đến thưởng thức.

Nhóm Dịch vụ kết hợp nuôi trồng nước mặn là nhóm có tỷ lệ hộ dân cao nhất (47,6%), tiếp theo là nhóm Dịch vụ kết hợp đánh bắt gần với tỷ lệ hộ dân là 38,1%. Nhóm Dịch vụ kết hợp ni trồng nước ngọt có tỷ lệ thấp nhất 14,3%.

4.1.2. Ảnh hưởng của SCMT tới đời sống người dân

Ngày 6/4, hiện tượng cá chết xuất hiện gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị

và Thừa Thiên - Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Nguyên nhân chính đã được cơ quan chức năng làm rõ là do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả nước thải ra biển.

Theo Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016 của Chính phủ, thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng; diện tích ni tơm bị chết hồn tồn là 5,7 ha; ngồi ra, có 1.613 lồng ni cá bị chết; 6,7 ha diện tích ni ngao bị chết. Cũng theo báo cáo, giá bán các sản phẩm hải sản giảm trung bình từ 10% - 20% so với cùng kỳ năm 2015; việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của 4 tỉnh bị ảnh hưởng giảm sút nghiêm trọng. Hiện nay, tại Hà Tĩnh còn tồn kho trên 3.000 tấn sản phẩm thủy sản.

- Đối với nền kinh tế, riêng vụ SCMT gây thiệt hại 0,3% GDP của cả nước. Riêng đối với Hà Tĩnh, các báo cáo từ các huyện, thị xã cho thấy có 4.636 tàu cá; 827 ha ao, hồ nuôi, gần 25.000 m3 nuôi lồng bè; 49,7 ha làm muối bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường

- Đối với xã hội: Sự cố môi trường biển đã đẩy nhiều người dân vào cảnh thất nghiệp. Theo thống kê tính đến quý 3/2016, đối với Hà Tĩnh, sự cố môi trường đã ảnh hưởng tới 22.780 hộ gia đình và 65 xã. Tổng cộng có 33.149 người mất việc và khơng có việc làm ổn định.

Trong đó, trực tiếp trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản là 14.770 nghìn người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)