Những hạn chế về kỹ thuật trong chuyển đổi sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 100 - 102)

Đơn vị: % Vấn đề Nhóm Thủy sản Nhóm thủy sản + Nơng nghiệp Nhóm Thủy sản + Dịch vụ

Thiếu kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nước ngọt

48,48 27,78 33,33

Thiếu kỹ thuật trồng trọt 27,27 33,33 19,05

Thiếu kỹ thuật chăn nuôi 12,12 22,22 9,52

Thiếu kỹ thuật cho các nghề phụ (may mặc, thợ mộc, thợ xây,…)

21,21 13,89 28,57

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Các hộ ngư dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh rất trơng chờ vào các chính sách

mà Chính phủ đã ban hành. Quyết tâm tìm ra thủ phạm cùng với sự nhanh chóng và kịp thời đưa ra các giải pháp để các hộ dân qua khó khăn. Các hộ ngư dân rất vui mừng phấn khởi, sinh kế mới đã đạt được những thành cơng ban đầu, bên cạnh đó mơi trường đã dần dần được phục hồi cho nên các hộ lại có thể ra khơi, hải sản đã tiêu thụ được trở lại, khách du lịch cũng đã quay trở lại cho nên người dân trên địa bàn phấn khởi và vui mừng. Bên cạnh đó mong muốn của các hộ là các cấp Chính quyền khơng để tình trạng ơ nhiễm này diễn ra lần nữa phải có các biện pháp xử lý mạnh mẽ đối tượng làm ô nhiễm mang lại biển sạch cho người dân.

4.4.3. Nguồn vốn

Sau SCMT, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, các chính sách hỗ trợ về vốn của Chính phủ chưa thật sự đến được với người dân. Một phần là do đời sống của người dân cịn nhiều khó khăn, các thơng tin về chính sách chưa được phổ cập đến tận

nơi một phần trình độ dân trí cịn thấp cho nên khả năng tiếp cận các nguồn lực là chưa cao. Các chương trình hỗ trợ cho các hộ ngư dân còn khá xa vời, chuyển đổi sang đánh bắt xa bờ cần số vốn tương đối lớn bên cạnh đó e ngại rủi ro quá lớn, nghề biển lại nguy hiểm và thất thường nên họ chọn giải pháp an tồn hơn là dùng vốn tự có đầu tư vừa sức Nguồn lực ảnh hưởng của vốn tới sự chuyển đổi sinh kế trên nhiều phương diện khác nhau.

- Chính sách tiếp cận nguồn vốn: Chính sách tiếp cận nguồn vốn là những

phương thức, biện pháp giúp cho người dân biết đển, tìm hiểu và tiếp cận được với các nguồn vốn vay. Đối với những người dân lao động vùng biển, chính sách tiếp cận vốn vay có vai trò hết sức quan trọng đối với việc vay vốn. Do trình độ dân trí cịn thấp, đời sống lao động hết sức bận rộn và khó khăn, người dân chưa thực sự chủ động trong việc tìm hiểu về các chính sách vay vốn thơng qua các thơng tin đại chúng nên khả năng tiếp cận các nguồn vốn là chưa cao. Chính vì vậy, tại đây vai trị của các tổ chức đồn thể trong việc đưa người dân đến gần hơn với các thông tin, nắm rõ hơn các thể chế chính sách vay vốn là rất quan trọng

- Mức lãi suất và thời gian vay vốn: Người dân nghèo thường có những nhu

cầu vay vốn với những nguồn vốn có mức lãi suất thấp và thời gian vay dài. Các hoạt động sản xuất của họ không mang lại nguồn thu nhập quá cao như các hoạt động công nghiệp và thương mại khác. Những nguồn vốn vay mà họ được tiếp cận phải có mức lãi suất phù hợp, nằm trong tầm khả năng mà họ có thể chi trả được, đồng thời, để thu hồi được vốn đã đầu tư cho các hoạt động sinh kế, người dân cần có thời gian dài từ năm này qua năm khác. Chính vì vậy, các chính sách về mức lãi suất và thời gian vay vốn phù hợp sẽ góp phần xóa bỏ sự e dè của người dân trong việc vay vốn, thúc đẩy sự đầu tư cho các hoạt động sinh kế của người dân góp phần ổn định đời sống sau SCMT.

Theo số liệu điều tra, hầu như các hộ được hỏi đều có những vấn đề về nguồn vốn. Dù đã được Nhà nước rất quan tâm và tạo điều kiện để hỗ trợ vay vốn cho chuyển đổi sinh kế, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề như:

Có tới 30% số hộ dân của nhóm hộ thủy sản cho rằng, số vốn mà họ được vay cịn khá ít so với nhu cầu để chuyển đổi sinh kế. Đây là nhóm hộ có nhu cầu về vốn cao nhất trong 3 nhóm hộ. Lý do là vì ngư dân của nhóm hộ này có xu hướng chuyển đổi sang các hình thức đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên diện tích rộng là khá cao. Để có thể chuyển đổi được, các hộ dân này cần nguồn vốn khá lớn cho việc đóng tàu mới cơng suất lớn hoặc chuyển đổi các tàu công suất bé

lên cơng suất lớn để có thể đánh bắt xa bờ. Các trang thiết bị đánh bắt trên tàu gần như cũng phải mua sắm mới tất cả cùng với các khoản thuê lao động trên thuyền, những hộ chuyển đổi trên cần số lượng lực khá lớn. Những vấn đề đáng chú ý cịn lại của cả 3 nhóm hộ là các thủ tục tiếp cận nguồn lực khó khăn. Cả 3 nhóm hộ đều có tỷ lệ hộ dân đánh giá đây là vấn đề cịn chưa tốt (nhóm thủy sản: 39,39%; nhóm Thủy sản + nơng nghiệp: 33,33% , Nhóm thủy sản + Dịch vụ: 28,57%). Theo ý kiến của người dân, để vay vốn hỗ trợ từ nhà nước, người dân còn phải thực hiện khá nhiều thủ tục rườm rà và phức tạp. Khi được phổ biến về các khoản vốn vay hỗ trợ từ chính phủ, người dân được hướng dẫn các thủ tục để vay vốn. Tuy nhiên, mức độ hướng dẫn của cán bộ địa phương chưa được chi tiết, trình độ học vấn của người dân ở đây còn thấp, hơn nữa để vay các nguồn vốn hỗ trợ, người dân phải chuẩn bị khá nhiều các thủ tục, giấy tờ vì vậy quá trình làm hồ sơ vay vốn gặp khá nhiều khó khăn. Chính vì những lý do trên, khá nhiều hộ dân e dè trong việc vay vốn hỗ trợ của chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)