TT Quan hệ
1 Ủy ban nhân dân xã - Giải quyết mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống (pháp luật, cấp đất đai, ký giấy tờ đi vay lực…)
2 Hội phụ nữ - Cho vay lực; Thỉnh thoảng hướng dẫn kỹ thuật
- Phổ biến ăn ở vệ sinh, sinh đẻ có kế hoạch; Tiêm phịng cho trẻ em; Giao lưu văn nghệ
3 Trưởng thôn - Thay mặt xã phổ biến mọi vấn đề
4 Hội ngư dân+khuyến ngư - Cho vay lực; Thỉnh thoảng hướng dẫn kỹ thuật - Phổ biến các vấn đề khác
5 Đoàn thanh niên - Giao lưu văn nghệ thể thao
6 Các đơn vị kết nghĩa Giao lưu văn nghệ thể thao; hỗ trợ gạo vào lễ, tết
7 Họ hàng Giúp đỡ khi khó khăn(động viên cơng lao động, tiền…) Đóng góp khi có lễ hội, ma chay, cưới hỏi
Chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn làm ăn
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thảo luận (PRA) của cộng đồng dân cư (2017)
Hầu như mọi hoạt động đều được cho rằng do chính quyền triển khai, cũng vì thế vai trị của Ủy ban Nhân dân xã được đánh giá là quan trọng nhất. Hội ngư dân chưa được người dân đánh giá cao vai trò. Thanh niên chiếm tỷ lệ hơn 30% dân số nhưng hoạt động của Đoàn thanh niên rất mờ nhạt đối với cộng đồng ngư dân phần vì thanh niên ở vùng này thường ra ngồi lập nghiệp, phần vì hoạt động kiếm sống chiếm hết thời gian và nội dung của hoạt động Đoàn cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên. Mối quan hệ họ hàng, làng xóm được đánh giá là mối quan hệ có vai trị quan trọng. Họ khơng chỉ chia sẻ quan hệ tình cảm mà cịn giúp đỡ nhau trong cơng việc cũng như khi gặp khó khăn về lương thực, thiếu đói.
Hình 4.1. Sự thay đổi vai trị của các tổ chức đoàn thể đối với hộ ngư dân Nguồn: Tính tốn từ số liệu điều tra (2017)
Có thể thấy sau SCMT vai trị của một số tổ chức đoàn thể được nâng cao. UBND xã là tổ chức có điểm về vai trị quan trong được tăng cao nhất. Sau SCMT, các hộ dân trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của chính phủ rất nhiều, UBND xã là tổ chức thay mặt cho chính phủ, là đơn vị xác định các thiệt hại cho người dân và thực thi các chính sách hỗ trợ và đền bù cho người dân, vì vậy tầm quan trọng của tổ chức này được nâng cao hơn so với thời điểm trước khi SCMT xảy ra, đây là lý do điểm đánh giá của UBND xã tăng từ 9,1 lên 9,7 điểm. Mối quan hệ giữa họ hàng, làng xóm được đánh giá là tăng lên sau khi SCMT (điểm đánh giá tăng từ 8,9 lên 9,5 điểm). Đây là những mối quan hệ mang tính chất cố hữu giữa các hộ dân với nhau. Khi SCMT xảy ra, cuộc sống của người dân trở nên rất khó khăn, trong những thời điểm này, sự quan tâm, giúp đỡ chia sẻ từ họ hàng, làng xóm có vai trị rất quan trọng đối với các hộ dân, tính đồn kết trong nhân dân được nâng cao. Vai trị của các mối quan hệ này cũng vì vậy mà nâng cao lên. Bên cạnh những tổ chức, đồn thể có vai trị được nâng lên như UBND xã, trưởng thôn, hội ngư dân, hội nơng dân, họ hàng,.. thì cũng có một số tổ chức đồn thể khơng thể hiện được vai trị của mình trong việc hỗ trợ người dân, vì vậy điểm đánh giá của các tổ chức này suy giảm khá nhiều, điển hình là đồn thanh niên (điểm đánh giá giảm từ 6,1 xuống còn 5,6) và hội phụ nữ (điểm đánh giá giảm từ 6,4 xuống cịn 6). Đây là 2 tổ chức có các vai trị tổ chức các hoạt động sinh hoạt, gắn bó người dân, hoạt động thể dục
thể thao, văn nghệ, thi thoảng có một số chính sách hỗ trợ lực hoặc đào tạo kỹ thuật. Tuy nhiên, sau khi SCMT xảy ra, 2 tổ chức này có vai trị khá mờ nhạt đối với tình hình khó khăn của người dân, chưa thể hiện được hết vai trị của mình.
Mức độ quan tâm của người dân về các vấn đề chính sách được thể hiện qua số lần tham gia các cuộc họp.
Bảng 4.8. Kết quả về sự tham gia của người dân trong các hoạt động ở địa phương
Chỉ tiêu Nhóm thủy sản Nhóm Thủy sản + Nơng nghiệp Nhóm Thủy sản + Dịch vụ Đơn vị Trước SCMT Sau SCMT Trước SCMT Sau SCMT Trước SCMT Sau SCMT 1. Mức độ tham gia họp Thường xuyên % 18,18 72,73 41,67 83,33 28,57 76,19 Bình thường % 30,30 15,15 36,11 18,89 57,14 14,29 Ít khi % 51,51 12,12 22,22 2,78 14,29 9,52 2. Hộ biết các chính sách của ĐP % 75,76 84,85 88,89 100,0 80,95 95,24 3. Ý kiến của hộ về tính
đồn kết của người dân
Cao % 12,12 15,15 38,89 44,44 33,33 61,90
Bình thường % 66,67 75,76 44,44 50 47,62 28,58
Thấp % 21,21 9,09 16,67 5,56 19,05 9,52
Nguồn: số liệu điều tra (2017)
Qua bảng 4.8 cho thấy sau khi SCMT mức độ tham gia thường xuyên của các
hộ tại các cuộc họp tại địa phương đã tăng lên đáng kể có rất ít hộ khơng tham gia các buổi họp dân tại địa phương. Chỉ một phần nhỏ các hộ ít tham gia các cuộc họp. Có 100% hộ điều tra biết đến các chính sách mới nhất liên quan đến họ sau khi sự cố môi trường xảy ra. Tính đồn kết của người dân được đánh giá là tốt hơn trước SCMT khá nhiều. Do sau khi sự cố xảy ra, bà con ngư dân đều lâm vào cảnh khó khăn nhưng họ vẫn chia sẻ thơng tin cho nhau những gì biết được, giúp đỡ nhau mắm muối trong bữa ăn hàng ngày, hộ tìm được ra hoạt động sinh kế mới như đi xây dựng thì rủ thêm lao
động ở hộ khác cùng đi, một số cửa hàng tạp hóa bán rẻ hơn bình thường cho các hộ đặc biệt khó khăn mà họ biết ở trong thôn. SCMT làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân tuy nhiên lai kéo người dân lại gần nhau hơn.
Tóm lại là thành viên trong cộng đồng thì chúng ta phải hịa nhập với cộng đồng, mối quan hệ cộng đồng là yếu tố quan trọng giúp người dân trong cuộc sống cả về tinh thần lẫn vật chất. Những người dân vùng biển nơi đây với bản tính cần cù, chất phác họ ln gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm. Những rủi ro trong cuộc sống ln rình rập quanh họ nên mối quan hệ này càng trở nên quan trọng.
4.2. SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.2.1 Sự thay đổi các chiến lược sinh kế sau SCMT
4.2.1.1. Sự thay đổi các chiến lược sinh kế của nhóm hộ Thủy sản