Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả
Được sử dụng để mô tả thực trạng và sự thay đổi sinh kế cũng như các hộ ngư dân thông qua các số liệu thu thập và điều tra chọn mẫu.
Các công cụ chủ yếu được sử dụng: Số tuyệt đối, số tương đối, phần trăm, số bình qn để tính tốn các chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất, kinh doanh của nơng hộ, tình hình dân số lao động, đất đai và các nguồn lực sinh kế.
3.2.5.2. Phương pháp thống kê so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất nhằm thấy rõ được sự khác biệt về đời sống và sinh kế của hộ ngư dân giữa các thời điểm hoặc giữa các nhóm hộ. Có nhiều phương pháp so sánh: so sánh trước - sau, theo thời gian, theo không gian, so sánh giữa các mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng trong đề tài nhằm xác định sự thay đổi về:
- Sự thay đổi các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình trước và sau khi hải sản chết bất thường.
- Sự thay đổi về các hoạt động và kết quả sinh kế của các hộ gia đình trước những sự thay đổi đó.
- Đánh giá những thay đổi trong sinh kế của các đối tượng khác nhau.
3.2.5.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề liên quan của đề tài như các khái niệm về sự cố môi trường, sự ảnh hưởng của các SCMT đối với đời sống người dân tại địa phương nói riêng và nền kinh tế khu vực nói chung. Các kinh
nghiệm khắc phục các hậu quả sau SCMT,.... Ý kiến của các chuyên gia là các căn cứ khoa học và thực tiễn vô cùng quý giá và có ý nghĩa đối với nghiên cứu.