Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 48)

Nguồn: UBND huyện Kỳ Anh (2017) b) Điều kiện tự nhiên

Các xã trong huyện Kỳ Anh có địa hình dốc và hẹp thấp dần từ Tây sang Đơng, phía Tây là núi cao, kế tiếp là các dãy đồi thấp dần sang Đông, đến dải đồng bằng hẹp và cuối cùng là bãi cát ven biển. Đồi núi chiếm 74% diện tích tự nhiên, đồng bằng chiếm diện tích nhỏ, hẹp, bị chia cắt bởi các đồi núi. Cao nhất là ba ngọn trong dãy Hồnh Sơn có độ cao trên 700m đến trên 1.000m, còn lại chỉ cao từ 200m đến 500m. Nối các ngọn núi với nhau là dãy đồi thấp, độ cao từ 15 m tới vài trăm mét.

Các dạng tài nguyên

- Tài nguyên biển: Đường bờ biển dài có tiềm năng lớn trong việc phát

triển toàn diện kinh tế biển (giao thông vận tải biển, du lịch và nuôi trồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu).

Với nguồn hải sản phong phú, biển của Kỳ Anh thực sự là một vùng “biển bạc”. Biển Kỳ Anh có nhiều rạn ngầm, nhiều eo, vũng nên có nhiều loại hải sản quý như: Tôm sú, tôm hùm, mực, cửu khổng, rong biển... là những lồi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn lợi thuỷ sản có thế mạnh xuất khẩu. Đặc biệt có nơi

như Vũng Áng, do kín gió, nước lặng và nhiều thức ăn nên đă trở thành một hồ cá mênh mông.

Vũng Sơn Dương và Vũng Áng tại xã Kỳ Phương có thể đầu tư xây dựng cảng nước sâu mà hàng năm không phải nạo vét luồng tàu, do không bị bồi lắng. Vũng Sơn Dương có mức nước sâu trên 17 m, có thể đầu tư xây dựng cảng chuyên dùng cho tàu có trọng tải đến 150 ngàn tấn.

Vũng Áng có độ sâu trung bình trên 12 m, đã đầu tư xây dựng cảng thương mại tổng hợp, có thể tiếp nhận tàu tải trọng đến 30 ngàn tấn. Cụm cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương sẽ là cửa ngõ ra biển thuận lợi nhất cho vùng kinh tế Bắc Trung Bộ của Việt Nam và vùng Đông Bắc Thái Lan cùng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Với lợi thế đó Kỳ Anh đă đầu tư xây dựng khu kinh tế Vũng Áng. Tuy nhiên thì tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp của người dân khu vực lân cận là hết sức nặng nề do hoạt động xây đập chặn nước nên người dân phải bỏ khu vực trồng lúa trước kia, người dân xã Kỳ Lợi không thể trực tiếp cho tàu bè ra khơi đánh cá từ vùng cảng này do bị cấm và hoạt động của dự án gây ảnh hưởng tới vùng biển gần đó nên gián tiếp đã đuổi các loài cá ra xa nên người dân phải vòng lên các khu vực khác thì mới ra khơi được vì vậy chi phí đánh bắt tăng lên và kéo theo người dân bỏ nghề cá dần và di cư đi tìm việc làm ở nơi khác.

Bờ biển Kỳ Ninh, Kỳ Nam có cảnh quan đẹp, là tiềm năng để phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng. Nhưng kèm theo đó là các dự án đang xây dựng ảnh hưởng rất nhiều tới mơi trường qua lượng khí thải và lượng dầu thải ra môi trường xung quanh.

- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản tương đối ít, chủ yếu là

Titan và vât liệu xây dựng. Mỏ Titan chạy dọc theo tuyến bờ biển có trữ lượng 2.095.452 tấn, đă và đang được đưa vào khai thác. Vùng ven cửa sông lớn các xã tập trung nhiều cát xây dựng bao gồm cả băi cát bồi và cát lắng sông, cát dọc ven biển. Hiện nay cát xây dựng chủ yếu là cát lắng sông, với sản lượng hàng năm khoảng 30 - 35 nghìn m3. Ngồi ra ven biển Kỳ Anh có nhiều tiềm năng về khoáng sản như cát, quặng titan với trữ lượng khá lớn, đủ để khai thác công nghiệp với công nghệ hút - tuyển trên biển.

nông nghiệp 15.37 ha; đất lâm nghiệp 45.72 ha ( trong đó đất rừng sản xuất 3.02 ha, đất rừng phòng hộ 23.49ha, đất rừng đặc dụng 6.23ha) rất phù hợp và thuận lợi cho các dự án trồng rừng như cao su, keo tràm, chè, … Để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy gỗ dăm, nhà máy chè,… Đất phi nơng nghiệp 45.72 ha do có dự án trọng điểm quốc gia Formosa nên trong những năm 2012 đến năm 2014 có sự biến động từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp rất lớn; đất chưa sử dụng 11.57 ha

Từ những đặc điểm về tự nhiên mà Kỳ Anh có nhiều tiềm năng cho phát triển các ngành Kinh tế - xã hội như: Có nguồn tài nguyên đất, rừng, biển cùng với điều kiện tự nhiên và thuận lợi về giao thơng nên có điều kiện để phát triển nên kinh tế đa dạng; Nông – Lâm – Ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ và Du lịch.

Là huyện có nhiều dự án trọng điểm của quốc gia và của tỉnh nên Kỳ Anh được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thơng. Nằm ở vị trí thuận lợi có quốc lộ 1A đi qua, nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây nên đã tạo cho Kỳ Anh có những điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với các tỉnh Bắc, Trung, Nam và với các nước Lào, Thái Lan, … Qua cửa khẩu Cầu Treo. Huyện Kỳ Anh có nguồn tài nguyên thủy hải sản khá lớn, có giá trị nền kinh tế cao. Diện tích đất đai thích hợp cho ni trồng thủy sản gần một ngàn ha.

* Những khó khăn và hạn chế:

Là vùng có khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè thường có sự chênh lệch lớn, chịu ảnh hưởng gió tây nam và hàng năm cịn bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hán, và mưa bão. Diện tích đất bị khơ hạn hoặc nhiễm mặn, bị xói mịn, rửa trơi chiếm phần đáng kể đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Kỳ Anh nằm trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và thường có lượng mưa hàng năm cao dẫn đến phát sinh các loại dịch bệnh, đặc biệt là trên các loại cây trông gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, môi trường và sức khỏe của con người. Có gần một nữa diện tích đất nơng nghiệp không chủ động được việc tưới tiêu, việc khai thác chưa được tương xứng với tiềm năng.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Kỳ Anh (2014-2016)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 15/14 16/15 BQ

Tổng diện tích đất tự nhiên 104.186 100 104.186 100 104.186 100 100.00 100.00 100.00

I. Đất nông nghiệp 22.733 21,81 22.070 21,18 21.874 20,99 97,08 99,11 98,10

1.1. Đất trồng cây hàng năm 17.266 75,95 16.711 75,71 16.529 90,02 96,78 98,91 97,85 1.2. Đất trồng cây lâu năm 5.466 24,04 5.359 24,28 5.345 9,97 98,04 99,73 98,89

II. Đất phi nông nghiệp 15.827 15,19 16.455 15,79 18.270 17,53 103,96 111,03 107,50

2.1. Đất ở 1.273 8,04 1.380 8,38 1.456 7,96 108,40 105,50 106,95

2.2. Đất chuyên dùng 9.213 58,21 9.769 59,36 10.238 56,03 106,03 107,10 106,57 2.3. Đất phi nông nghiệp khác 5.341 33,74 5.306 32,24 6.576 35,99 99,34 123,93 111,64

III. Đất lâm nghiệp 58.757 56,39 58.699 56,34 58.394 56,04 99,90 99,48 99,69

3.1 Đất rừng sản xuất 38.084 64,81 38.033 64,79 37.737 62,94 99,86 99,22 99,54 3.2 Đất rừng phòng hộ 16.740 28,49 16.735 28,50 16.725 30,30 99,97 99,94 99,96 3.3 Đất rừng đặc dụng 3.931 6,69 3.931 6,69 3.932 6,75 100,00 100,02 100,01

IV. Đất chưa sử dụng 6.869 6,59 6.962 13,30 5.648 5,42 101,35 81,12 91,24

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế 3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Kinh tế của huyện Kỳ Anh hiện nay chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó một số bộ phận người dân nghề nghiệp chủ yếu là đi biển. Tuy cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong những năm gần đây đã có những bước phát triển cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh và cả nước, từng bước đi vào ổn định. Đời sống nhân dân được cải thiện nhiều so với trước đây, hộ nghèo trên địa bàn có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của huyện thời kỳ 2014 – 2016 đạt xấp xỉ 8,0%. Nông – Lâm – Ngư nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện, bình quân tăng hàng năm là 7,07%, sản lượng lương thực quy thóc năm 2015 đạt 69.387 tấn, bình quân lượng lương thực là 484,62 kg/người/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng liên tục trong 3 năm qua với tốc độ tăng ổn định.

Kinh tế dịch vụ - thương mại được giữ vững và phát triển, năm 2014 giá trị sản xuất của ngành đạt gần 200 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm là 9,95%/năm. Thương mại – dịch vụ và du lịch phát triển khá đa dạng, nhanh cả về số hộ, quy mơ hoạt động, hình thức kinh doanh. Ngày càng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phát triển kinh doanh dịch vụ - thương mại nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

ĐVT: %

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)