Quản lý nguồn tài nguyên và môi trường theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 111)

Cần đẩy nhanh quá trình làm sạch môi trường biển, hồi phục các nguồn tài nguyên biển.

Cần tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển. Việc xây dựng và ban hành các bộ Luật, văn bản qui phạm pháp luật về biển đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho việc thực hiện thành công công tác quản lý tổng hợp, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Cùng với việc hoàn thiện pháp luật về biển, hệ thống quản lý môi trường biển mới cũng được xây dựng và phát triển tại nhiều quốc gia nhằm đảm bảo tính thống nhất xuyên suốt, cắt giảm chi phí hành chính, thúc đẩy công tác trao đổi thông tin và dữ liệu, đạt được hiệu quả cao trong công tác qui hoạch phát triển bền vững biển...

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, cần có các chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng ; việc nâng cao khả năng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên biển và vùng ven biển, bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm tại các vùng biển cần được chú trọng; công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động du lịch, hàng hải; khoan, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; khai thác khoáng sản; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; thải đổ bùn nạo vét luồng giao thông thủy, công trình biển…cần được ưu tiên chú trọng. Thực tế cho thấy lâu nay đa số dân cư ở vùng ven biển thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển. Để giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, việc chú trọng tăng cường áp dụng các giải pháp dựa vào thị trường trong quản lý tài nguyên đồng thời chú trọng các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển cũng được các quốc gia hết sức quan tâm. Triển khai các chương trình đa dạng sinh kế bền vững cho ngư dân như: đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, xây dựng chương trình du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển, đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch cho cộng đồng dân cư.

Đẩy mạnh điều tra, khảo sát, quan trắc, nghiên cứu về tài nguyên, môi trường biển để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Cần có những biện

pháp chủ động trong việc ngăn chặn những sự việc tương tự xảy ra. Các số liệu điều tra cơ bản này sẽ giúp cung cấp những thông tin quan trọng, giúp công tác hoạch định chính sách biển có hiệu quả cao, đồng thời cung cấp cơ sở thông tin khoa học để bố trí không gian và phát triển các vùng biển phù hợp với sinh thái của từng vùng, hướng tới mục tiêu sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Sự cố môi trường xảy ra trên bờ biển 4 tỉnh miền Trung đã gây tổn hại nghiêm trọng tới nhiều mặt của nền kinh tế nước ta nói chung và nền kinh tế huyện Kỳ Anh nói riêng. Không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng tới môi trường biển và các nguồn tài nguyên thủy hải sản trên biển của huyện Kỳ Anh, SCMT còn lấy đi của hàng ngàn người dân nơi đây những kế sinh nhai, kiếm sống hằng ngày của họ. Hàng loạt hoạt động sinh kế dựa vào biển của huyện Kỳ Anh trở nên tê liệt sau SCMT.

Dựa trên những nghiên cứu cụ thể về sự thay đổi sinh kế của tác giả, đề tài đưa ra một số kết luận sau:

-Thứ nhất: Sau SCMT đời sống của người dân chịu sự tác động về nhiều mặt như sức khỏe, sinh kế, các mối quan hệ xã hội, môi trường sống và lao động,... SCMT ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh kế của những người dân vùng bị ảnh hưởng, bắt buộc người dân nơi đây phải thay đổi các hình thức sinh kế, thói quen sinh sống của mình để thích nghi với các điều kiện môi trường mới từ đó dẫn tới sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội của từng hộ dân và toàn khu vực.

- Thứ hai: Sau SCMT một số các hoạt động sinh kế của người dân địa bàn huyện Kỳ Anh bị ảnh hưởng, gần như không thể tiếp tục hoạt động, sản xuất được như đánh bắt gần bờ, nuôi trồng thủy hải sản nước mặn và nước lợ, khai thác muối, một số ngành nghề sản xuất, kinh doanh phụ trợ cho các nghề biển như sơ chế, chế biến thủy hải sản, buôn bán thủy hải sản,... một số hoạt động dịch vụ có liên quan đến biển, các hoạt động du lịch biển,....

Các nguồn lực sinh kế như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, nguồn lực vật chất, nguồn lực xã hội và nguồn lực tài chính của các hộ dân sau SCMT đều có sự biến động; trong đó nguồn lực tự nhiên và nguồn lực tài chính có sự thay đổi lớn nhất.

Sau khi các nguồn sinh kế bị ảnh hưởng bởi SCMT các hộ ngư dân bắt đầu tìm kiếm cho mình các chiến lược sinh kế mới nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho cuộc sống. Đối với nhóm hộ thủy sản, các chiến lược sinh kế mà họ lựa chọn thường là các chiến lược liên quan đến thủy sản như đánh bắt xa bờ, làm thuê trên các tàu thuyền đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản nước ngọt kết hợp với các nghề

lao động tự do hoặc xuất khẩu lao động. Nhóm hộ Thủy sản kết hợp với nông nghiệp lựa chọn các chiến lược khác với nhóm thủy sản. Người dân nhóm nghề này kết hợp giữa các ngành nông nghiệp chưa bị ảnh hường bởi SCMT với một số hình thức canh tác nông nghiệp mới, nuôi trồng thủy sản nước ngọt hoặc lao động tự do hay XKLĐ. Nhóm Thủy sản kết hợp dịch vụ lựa chọn các chiến lược duy trì các hoạt động dịch vụ cũ kết hợp với các nghề sinh kế mới như lao động tự do, đánh bắt thuê hoặc nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Quá trình chuyển đổi sinh kế của tất cả các nhóm hộ đều mang lại những hiệu quả nhất định cho các hộ dân. Tuy nhiên mức độ hồi phục của từng nhóm hộ dân khác nhau là khác nhau. Nhóm hộ Thủy sản kết hợp với nông nghiệp là nhóm hộ chịu ảnh hưởng ít nhất của SCMT, mức thu nhập sau SCMT còn khoảng 40%, cao hơn 2 nhóm còn lại là Thủy sản (21%) và Thủy sản kết hợp Dịch vụ (15%). Tuy nhiên đây lại là nhóm hộ có tốc độ phục hồi thu nhập chậm nhất tính đên thời điểm tháng 5/2017. Đến thời điểm đầu năm 2017 (1/2017 – 4/2017) nhóm hộ Dịch vụ là nhóm hộ có tốc độ hồi phục thu nhập cao nhất trong 3 nhóm hộ, mức hổi phục là 87% . Nhóm có mức hồi phục cao tiếp theo là nhóm Thủy sản với mức hồi phục là 79% và nhóm hồi phục chậm nhất là nhóm Thủy sản kết hợp nông nghiệp (74,8%).

- Thứ ba: Quá trình chuyển đổi và ổn định sinh kế cho người dân chịu ảnh hưởng nhất định từ một số yếu tố bên ngoài và bên trong.

Các chính sách, thể chế pháp luật của Chính phủ góp phần hỗ trợ đời sống trước mắt cho người dân đồng thời định hướng và hỗ trợ người dân chuyển đổi sang các phương thức sinh kế mới.

Trình độ nhận thức của người dân ảnh hưởng tới hiệu quả của các mô hình sinh kế chuyển đổi. Sự thiếu thốn về các kiến thức và kỹ thuật trong ngành sinh kế mới đang là một cản trở lớn cho quá trình này

Nguồn lực chi phối trực tiếp tới quy mô, hình thức, mức độ đầu tư và hiệu quả của các chiến lược sinh kế mới. Mức độ tiếp cận của người dân với các chính sách vay lực còn khá thấp, nhu cầu vay lực để chuyển đổi sinh kế tuy cao nhưng người dân vẫn còn thái độ e dè để vay lực do các thủ tục vay lực còn rườm rà, thời gian vay lực còn khá ngắn.

-Thứ tư: Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, đề tài đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm ổn định sinh kế cho người dân như sau: (1) Các giải pháp về cơ chế chính sách và mối liên kết; (2) Nâng cao trình độ nhận thức của người dân; (3)

Nâng cao hiệu quả của các nguồn lực sinh kế; (4) Nâng cao hiệu quả của các phương thức chuyển đổi sinh kế; (5) Đào đạo nhân lực, phát triển xuất khẩu lao động; (6) Quản lý nguồn tài nguyên và môi trường theo hướng bền vững.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với Nhà nước

- Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các chương trình, chính sách hỗ trợ về chuyển đổi sinh kế cho các hộ làm nghề khai thác thủy sản ven bờ.

- Nhà nước cần nghiên cứu một cách có hệ thống các cơ sở lý luận về vấn đề thực trạng sinh kế và việc làm của các hộ và thành viên trong hộ ngư dân khai thác ven bờ.

- Có các chương trình đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện cơ cở vật chất hỗ trợ cho nghề cá tại các địa phương như các cảng cá, bến cá, chợ thủy sản đầu mối với quy mô lớn, trang bị các thiết bị công nghệ tiên tiến và hiện đại.

5.2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương

- Cần quan tâm đúng mức đến việc giải quyết công ăn việc làm cho ngư dân khai thác ven bờ và các thành viên trong hộ.

- Huyện cần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trọng công nghiệp và dịch vụ. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống và phải có biện pháp hỗ trợ về lực, về điều kiện cần thiết để hình thành các cụm cơ sở kinh doanh về chế biến, dịch vụ thủy sản trên địa bàn huyện, xã.

- Tạo điều kiện cho số ngư dân có tàu cá không bảo đảm an toàn trong khai thác có đất sản xuất nông nghiệp, có mặt nước ven biển để phát triển sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản và được hưởng chính sách đất đai như đối với hộ sản xuất nông nghiệp ở những vùng đặc biệt khó khăn.

- Các cấp chính quyền địa phương cần phải khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân thu hút lực lượng lao động tại địa phương, giải quyết vấn đề việc làm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Phát triển Quốc tế Anh, chương trình đối tác hỗ trợ phát triển xã nghèo (2003), Sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững và khung phân tích , Hội thảo Quốc tế đào tạo sinh kế bền vững Việt Nam ngày 4 - 11/10/2003, Hà Nội 2. Bộ Thủy sản (2005), Kỷ yếu hội thảo toàn quốc về khai thác chế biến và dịch vụ hậu

cần nghề cá ,Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội

3. Chambers, R. and G. R. Conway (1992). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century IDS, IDS Discussion Paper No 296, Publisher IDS. 4. Chính phủ (2016), Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm 2016, Hà Nội 5. Cục quản lý khai thác biển và hải đảo (2012), Quản lý tổng hợp đới bờ, kinh nghiệm

quốc tế và thực tiễn triển khai tại Việt Nam, Hà Nội

6. Đào Minh Hương (2015), Sinh kế bền vững nhìn từ góc độ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu- Báo cáo tham luận tại Hội thảo khoa học -Tháng 12/2015, Hà Nội 7. DFDI (2000). Sustainable rural Livelihood guidance sheets. Patricia Ocampo –

Thomason, England

8. FAO (1995), Nghề cá bền vững, NXB Thế giới, Hà Nội

9. Frank Ellis. (2000), Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries,Oxford University Press, Oxford, England

10.Hà Minh Trí (2009), Xây dựng năng lực quản lý khu bảo tồn biển, Hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quang các khu bảo tồn biển nhà xuất bản thế giới, Hà Nội 11.Hà Xuân Thông (2003). Đặc điểm của các cộng đồng dân cư ven biển ở việt Nam. Viện

kinh tế và qui hoạch thủy sản, Hà Nội

12.Keith Symington (2008), Lập kế hoạch nghề cá bền vững trong các khu bảo tồn biển,

Hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quanh các khu bảo tồn biển Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội

13.Mai Thanh Cúc (2006), Nghiên cứu sinh kế của các cộng đồng nghèo vùng ven biển Việt Nam, Tạp chí KHKT nông nghiệp, tập IV, số 6, trang 117 – 123, Hà Nội

14.Nguyễn Thị Hằng (2016), Nghiên cứu xây dựng mô hình sinh kế cho hộ nông dân vùng ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà nội, Hà Nội

15.Phạm Văn Hùng (2012), Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội

cho cộng đồng ven biển bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, Dự án Bảo tồn và Phát triển khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Kiên Giang

17.Thẩm Ngọc Diệp, Keith Symington, Nguyễn Tố Uyên; Angus McEwin, (2007). Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam, Chương trình Môi trường Quỹ hợp tác Phát triển Việt Nam Hà Minh Trí – Đan Mạch, Hà Nội

18.UBND huyện Kỳ Anh (2016), Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

19. Vũ Thị Hoài Thu (2013). Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định, luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NGƯ DÂN Đề tài:

“Thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”

Địa điểm điều tra:………

Thời gian điều tra:………..

I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ 1. Họ tên chủ hộ:………... Tuổi:………...

2. Địa chỉ:……….

3. SĐT:……….

4. Giới tính: Nam Nữ Dân tộc:...

5. Ông bà thuộc nhóm hộ nào sau đây: Hộ chuyên làm thủy sản

Hộ kết hợp Thủy sản + Nông nghiệp Hộ kết hợp Thủy sản + Dịch vụ II. PHẦN CHI TIẾT THAY ĐỔI CÁC NGUỒN LỰC CỦA HỘ DÂN 2.1Nguồn lực con người 1. Trình độ văn hóa: Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 2. Trình độ học vấn: Trung cấp Cao đẳng Đại học 3. Tổng số nhân khẩu hiện tại của hộ gia đình: …...…. người. 4. Số lao động của gia đình ông bà trước và sau SCMT như thế nào Trước SCMT………. Sau SCMT………..

2.2 Nguồn lực tự nhiên

1. Sau SCMT, nguồn lợi hải sản bị suy giảm như thế nào? Suy giảm nghiêm trọng

Suy giảm ít Không suy giảm

2. Diện tích đánh bắt thủy sản của ông bà thay đổi như thế nào sau SCMT?

3. Trước và sau SCMT, diện tích đất sản xuất của ông/bà thay đổi như thế nào

Trước SCMT Sau SCMT

Diện tích trồng lúa nước Diện tích hoa màu Diện tích làm muối

Diện tích nuôi trồng nước ngọt

4. (Đối với hộ có làm dịch vụ) Sau SCMT, lượng khách của gia đình ông bà thay đổi như thế nào?

Trước SCMT……….. Sau SCMT………

2.3 Nguồn lực vật chất

1. Số lượng và công suất tàu thuyền của ông bà trước và sau SCMT như thế nào?

Trước SCMT Sau SCMT

Số tàu Công suất

1. Ông bà có các tài sản nào sau đây, và số lượng ra sao?

Trước SCMT Sau SCMT

Nhà ở (Kiên cố/cấp 4/sống trên tàu) Số xe máy

Số ti vi Tủ lạnh

2.4Nguồn lực xã hội

1.Ông/Bà đánh giá như thế nào về vai trò của các tổ chức chính quyền, đoàn thể, cộng đồng trong đời sống của người dân?

Cho điểm từ 1-10 theo mức độ quan trọng tăng dần

Tổ chức Trước SCMT Sau SCMT

UBND xã

Hội ngư dân/ nông dân Hội phụ nữ

Trưởng thôn Đoàn thanh niên Họ hàng/làng xóm

2. Mức độ tham gia của hộ gia đình vào các cuộc họp ở địa phương trước và sau SCMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)