Sự chuyển dịch lao động tại địa phương sau SCMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 100)

Đơn vị: người

Kỳ Nam Kỳ Hà Kỳ Lợi

Số lao động tại địa phương trước SCMT

72 85 78

Số lao động tại địa phương sau SCMT

61 75 66

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) 4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN SAU SCMT

4.4.1. Các thể chế chính sách

Các thể chế chính sách có thể được xem như là xương sống của sinh kế. Sinh kế của người dân dù thay đổi theo hướng nào cũng cần phải có sự điều chỉnh, hỗ trợ của các thể chế chính sách. Trong q trình chuyển đổi sinh kế sau SCMT, thể chế chính sách của nhà nước đóng vai trị rất quan trọng. Các chính sách hỗ trợ, đền bù, hướng dẫn người dân chuyển đổi sinh kế góp phần giúp đỡ người dân vượt qua được giai đoạn khó khăn và ổn định cuộc sống. Các chính sách kinh tế phù hợp sẽ đem đến những ảnh hưởng vơ cùng tích cực tới q trình chuyển đổi sinh kế cũng như kinh tế của các hộ gia đình.

a) Các chính sách hỗ trợ, đền bù

Sự cố môi trường là một cú sốc đối với đời sống của người dân huyện Kỳ Anh, nó ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn kiếm sống của từng người dân, nguồn thu nhập của từng hộ dân. Đời sống của người dân nơi đây rơi vào tình cảnh khó khăn nghiêm trọng. Chính thời điểm này là thời điểm người dân cần đến sự quan tâm, hỗ trợ của chính phủ. Các chính sách hỗ trợ, đền bù sẽ giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Các khoản hỗ trợ, đền bù giúp các hộ dân bị thiệt hại trang trải cuộc sống và có thêm các nguồn lực cho việc chuyển đổi sinh kế mới. Một số chính sách cụ thể được bạn hành như:

- Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 09/05/2016 hỗ trợ khẩn cấp cho người dân tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường; Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 25/06/2016 về việc tăng thời gian hỗ trợ ngư

dân, diêm dân 4 tỉnh miền Trung theo Quyết định số 772/QĐ-TTg. Theo đó : hỗ trợ hộ nơng dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường như cơ chế hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 6 tháng đối với các nhân khẩu thuộc hộ gia đình. Chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu; hỗ trợ một lần tối đa 5 triệu đồng/tàu đánh bắt ven bờ và vùng lộng phải tạm ngừng ra khơi; hỗ trợ 100% lãi suất vay lực tín dụng trong thời gian tạm trữ 06 tháng đối với các doanh nghiệp chủ vựa, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá để thu mua, tạm trữ hải sản từ ngày 05/05/2016 đến ngày 05/07/2016; hỗ trợ không quá 70% giá trị hải sản không đảm bảo an toàn buộc phải tiêu hủy; hỗ trợ khắc phục hậu quả mơi trường. Đến nay, Chính phủ đã xuất cấp gần 4.182 tấn gạo từ dự trữ quốc gia; Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã hỗ trợ ban đầu cho 04 tỉnh bị ảnh hưởng để xử lý, tiêu hủy cá chết (khoảng 04 tỷ đồng); Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hỗ trợ trên 5 tỷ đồng cho người dân bị thiệt hại

- Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác làm việc trực tiếp tại 04 tỉnh để nắm tình hình thực tế và đánh giá cụ thể khả năng, phương án triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tiêu thụ hải sản; thành lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ ngư dân tiêu thụ hải sản đánh bắt, đảm bảo an toàn cho ngư dân; chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối lớn, các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối kết nối các điểm thu mua hải sản, chứng nhận an toàn với các hệ thống phân phối, tiêu thụ trên địa bàn. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các địa phương tăng cường theo dõi, tuyên truyền đến người dân không thu mua, tiêu thụ các loại thủy, hải sản không rõ nguồn gốc.

- Quyết định 1880/QĐ-TTg ngày 29/09/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành định mức bồi thướng thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, quảng Trị và Thừa Thiên –Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển. Quyết định đã đưa ra các quyết định về các đối tượng thiệt hại được bồi thường; Các định mức và thời gian bồi thường thiệt hại; Nguồn kinh phí thực hiện và cách thức tổ chức thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho người dân.

b) Các chính sách hỗ trợ chuyển đổi sinh kế

Các chính sách hỗ trợ chuyển đổi sinh kế sẽ là các chính sách mang đến cuộc sống ổn định trong thời gian lâu dài cho người dân. Các chính sách này có thể giúp tìm ra cho người dân những con đường mới trong sinh kế. Đó là những phương thức sinh kế mới, kỹ thuật sản xuất mới, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và mang

lại nguồn thu nhập cho người dân, thay thế cho hình thức sinh kế cũ. Đồng thời, đây cũng là những chính sách hỗ trợ các điều kiện chuyển đổi sinh kế cho người dân trong thời gian lâu dài, ví dụ như các chính sách vay lực, hỗ trợ kỹ thuật, diện tích canh tác,... Một số chính sách cụ thể của chính phủ nhằm hỗ trợ người dân trong công tác chuyển đỏi sinh kế như sau:

- Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ Y tế tổ chức công bố ngư trường và danh mục hải sản an tồn; theo đó đã cơng bố vùng biển đánh bắt hải sản an toàn ở phạm vi ngồi 20 hải lý tính từ bờ thuộc địa phận của 04 tỉnh nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng; hướng dẫn thủ tục và mẫu giấy xác nhận hải sản khai thác trong vùng biển an toàn, dán nhãn “hải sản được đánh bắt vùng biển an toàn”; chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp thu mua hải sản và muối cho ngư dân; thành lập Hội đồng tư vấn định giá giúp ngư dân và doanh nghiệp mua bán hải sản để đảm bảo lợi ích của ngư dân và doanh nghiệp. Qua đó, tình hình ngư dân ra khơi đánh bắt hải sản đã tăng trở lại, nhất là tàu ngư dân khai thác xa bờ (ngoài 20 hải lý).

- Hỗ trợ lực cho hộ ngư dân

Dự thảo “Quyết định về một số chính sách hỗ trợ người dân, khơi phục, phát triển sản xuất tại 4 tỉnh miền Trung” đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương.

Theo dự thảo, Chính phủ sẽ có các chính sách về khơi phục, tái tạo nguồn lợi hải sản và hệ sinh thái biển, như: Nhà nước đầu tư 100% kinh phí từ ngân sách trung ương để trồng lại san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, làm sạch mơi trường. Ước tính mức đầu tư khoảng 40 tỉ đồng/năm và kéo dài trong 10 năm, bắt đầu từ năm 2017.

Chính sách đóng mới tàu cá sẽ ưu tiên cho chủ tàu cá không lắp máy hoặc lắp máy công suất dưới 90 CV, được vay lực tại các ngân hàng để đóng mới tàu cá từ 90 CV đến dưới 400 CV phục vụ khai thác hải sản, làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Hạn mức vay bằng 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu cá với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả lãi 1%, còn lại ngân sách nhà nước bù 6%. Thời hạn vay 15 năm.

Cá nhân, hộ gia đình tham gia khai thác, ni trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản, nghề muối bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố môi trường được vay 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo.

Ngoài việc hỗ trợ người dân học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp thì giải quyết việc làm là một trong những nội dung quan trọng trong đề án hỗ trợ người dân miền Trung bị ảnh hưởng.

Bộ LĐ-TB-XH cam kết sẽ hỗ trợ ngư dân tham gia những chương trình XKLĐ với chi phí thấp, do bộ trực tiếp triển khai như: đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS mới được nối lại hồi tháng 5. Hỗ trợ người dân các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng tham gia chương trình đưa điều dưỡng viên đi Nhật Bản và CHLB Đức, các chương trình đi làm thuyền viên tàu cá gần bờ tại Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan; nuôi trồng thủy sản tại một số quốc gia.. Bộ sẽ ưu tiên chỉ tiêu dành cho những huyện dọc ven biển 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.

Sinh kế của người dân là quan trọng nhất. Trong quá trình làm việc, Bộ LĐ- TB-XH cũng như các địa phương đã thống nhất cần phải có một đề án tổng thể về dạy nghề, việc làm và XKLĐ. Đối với người dân có nhu cầu chuyển đổi nghề, bộ sẽ tham vấn nguyện vọng của người lao động và khảo sát nhu cầu thực tế của thị trường. Trách nhiệm của Sở LĐ-TB-XH địa phương cũng phải nghiên cứu các phương án đào tạo việc làm phù hợp với điều kiện, người lao động tại đó. Chương trình quốc gia về đào tạo, việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động sẽ ưu tiên hỗ trợ cho người lao động tại các địa phương này.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết đề án hỗ trợ người dân miền Trung do Bộ LĐ-TB-XH triển khai không phải chỉ kéo dài trong 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Chừng nào môi trường biển trở lại trong sạch, chừng nào người dân sống được với nguồn lợi từ biển, thì lúc đó đề án hỗ trợ mới có thể được coi là kết thúc. Như vậy, đề án sẽ hướng tới mục tiêu hỗ trợ sinh kế cả trước mắt lẫn lâu dài cho người dân miền Trung một cách hài hòa.

Đối với vấn đề sinh kế và những chính sách về dạy nghề, xuất khẩu lao động, việc làm thì do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ triển khai. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ trình Chính phủ hỗ trợ người dân bị thiệt hại được miễn phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, được hỗ trợ tiền ăn ở trong thời gian học nghề theo chính sách hỗ trợ hộ nghèo hoặc lao động bị thu hồi đất.

- Ngày 01/7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký Quyết định số 1822 về việc quy định tạm thời một số chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và khôi phục sản xuất do ảnh hưởng sự cố môi trường cho tổ chức, hộ dân tham gia khai thác

thủy, hải sản, hậu cần nghề cá, muối tại thị xã Kỳ Anh và các huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân thuộc tỉnh Hà Tĩnh... Theo đó, hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các thành viên thuộc hộ gia đình bị ảnh hưởng sự cố môi trường mà chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Hỗ trợ 100% lãi suất vay lực cho hộ nghèo và hộ cận nghèo vay lực thực hiện chuyển đổi ngành nghề (từ khai thác đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản mặn, lợ, hậu cần nghề cá, nghề muối bị ảnh hưởng trực tiếp chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc làm nghề khác). Mức vay lực không quá 50 triệu đồng/hộ.

Đối với các hộ dân, tổ chức đóng mới tàu cá; tàu dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác hải sản sẽ được hỗ trợ như sau: Đối với tàu công suất từ 400CV trở lên, được hỗ trợ 600 triệu đồng/tàu. Tàu công suất từ 250CV đến dưới 400CV, được hỗ trợ 400 triệu đồng/tàu. Tàu công suất từ 90CV đến dưới 250CV, được hỗ trợ 200 triệu đồng/tàu. Thời gian hỗ trợ trong hai năm, mỗi năm bằng một nửa số tiền hỗ trợ.

Đối với các hộ dân, tổ chức khi vay lực lực để đóng tàu; mua ngư lưới cụ; mua trang thiết bị: Hàng hải, khai thác, bảo quản sản phẩm và bốc xếp hàng hóa trên tàu cá sẽ được hỗ trợ lãi suất vay 6-7%/năm, kéo dài trong 15 năm. Tổng mức hỗ trợ lãi suất tối đa cho mỗi tàu không quá một tỷ đồng.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cải hốn tàu khai thác hải sản có cơng suất nhỏ hơn 90 CV sang tàu có cơng suất từ 90 CV trở lên, được hỗ trợ 500 nghìn đồng cho 01 CV tăng thêm.

Ngồi ra, khi mua các thiết bị thơng tin liên lạc trang bị cho tàu thuyền với giá trị tối đa 30 triệu đồng/tàu và đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí.

Xây dựng hầm bảo quản sản phẩm khi đóng mới tàu dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác hải sản có cơng suất từ 90 CV trở lên, theo công nghệ vật liệu PU, được hỗ trợ 5 triệu đồng/m3, tối đa 150 triệu/tàu.

Hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ (bảo hiểm mọi rủi ro) ngoài nội dung theo quy định tại nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, với mức hỗ trợ 30% đối với tàu có tổng cơng suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV; 10% đối với tàu có tổng cơng suất máy chính từ 400CV trở lên. Thời gian hỗ trợ 5 năm, từ 1/7/2016 đến 30/6/2021.

c) Đánh giá của người dân về các chính sách, hình thức hỗ trợ

Có thể thấy, sau SCMT, Chính phủ rất quan tâm về vấn đề ổn định dân sinh xã hội cho người dân ở khu vực bị thiệt hại. Có rất nhiều các chính sách hỗ trợ người dân được nhà nước và chính quyền triển khai. Để ổn định về trước mắt, người dân thường nhận được sự hỗ trợ về tiền mặt và các nhu yếu phẩm cần thiết như gạo, thức ăn, ... 100% số hộ được hỏi đều nhận được hỗ trợ từ chính quyền địa phương, phương thức hỗ trợ chủ yếu là tiền mặt.

Có thể dễ dàng nhận thấy 100% các hộ được điều tra đều nhận được các phương thức hỗ trợ từ chính quyền. Trong đó, phương thức hỗ trợ bằng tiền mặt các hộ dân đều nhận được. Ngồi ra các hộ dân cịn nhận được các nguồn hỗ trợ khác như nhu yếu phẩm trong cuộc sống. Điểm đáng chú ý ở đây là hình thức hỗ trợ người dân chuyển đổi sang phương thức sinh kế mới. Tỷ lệ người dân được hướng dẫn và hỗ trợ chuyển đổi là 75,6%, đây là con số không nhỏ.

Đơn vị: % 100 65 53.3 75.6 32.2 0 20 40 60 80 100 120 Tiền mặt Gạo, nhu yếu phẩm Hướng dẫn kỹ thuật sinh kế mới Hướng dẫn chuyển đổi sinh kế Khác

Hình 4.7. Hình thức hỗ trợ sau SCMT mà người dân nhận được Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Để có thể hỗ trợ hết tất cả người dân chuyển đổi thì địi hỏi chính quyền địa phương phải có chiến lược sâu sát trong thời gian khá dài. Tuy nhiên khi được hỏi về hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong quá trình chuyển đổi sinh kế, tỷ lệ hộ dân được hỗ trợ chỉ là 53,3%, đây là tỷ lệ không cao. Trong hoàn cảnh người dân vừa mất đi phương thức sinh kế của mình, họ bắt buộc phải chuyển sang những phương thức mới, chưa nắm rõ về phương pháp cũng như kỹ thuật và kinh nghiệm thì địi hỏi chính quyền địa phương phải hết sức hỗ trợ người dân trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật. Đây là điểm mấu chốt cho sự thành công của việc chuyển đổi sinh kế. Vì

vậy, chính quyền địa phương cần có những biện pháp quan tâm hơn nữa tới người dân để họ có thể chuyển đổi sang hình thức sinh kế mới một cách có hiệu quả.

4.4.2. Năng lực của hộ, cá nhân ảnh hưởng đến sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)