Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.5. Những giải pháp đề xuất nhằm ổn định sinh kế của địa phương
4.5.5. Định hướng xây dựng sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển
Sau quá trình điều tra nghiên cứu kết hợp với tham vấn người dân và cán bộ địa phương, biết được thực trạng các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây, biết được những thuận lợi và khó khăn cịn tồn tại trong cuộc sống của bà con. Để duy trì và phát triển sinh kế bền vững cho người dân thì cách tốt nhất nên định hướng cho họ chuyển đổi sang mơ hình sinh kế mới, mang tính bền vững trong tương lai.
Mơ hình sinh kế mới là những mơ hình bao gồm những nghề ít gây tổn hại đến nguồn lợi hải sản và môi trường sống của chúng ta hoặc những nghề sử dụng ít nhiên liệu trong khai thác hải sản và đảm bảo được cuộc sống cho người dân.
(1)Khai thác hải sản xa bờ bằng việc đầu tư cải hốn tàu cơng suất nhỏ thành
tàu có cơng suất lớn, trang bị ngư cụ đánh bắt có chọn lọc. Qua q trình nghiên cứu tơi biết rằng hầu hết những ngư dân khai thác xa bờ, vùng khơi, vùng biển cả đều có mức thu nhập khá cao, cao hơn rất nhiều so với ngư dân khai thác ở những vùng khác. Bên cạnh đó, nguồn lợi hải sản ngồi khơi cũng khơng bị suy giảm nhiều, nếu có chiến lược khai thác tốt cùng với sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý thì sẽ đảm bảo nguồn lợi hải sản duy trì và phát triển. Sinh kế này là sinh kế định hướng cho những ngư dân khai thác vùng bờ, vùng lộng, có kinh nghiệm đi biển lâu nãm, độ tuổi giao động từ 30 – 45 tuổi, có sức khỏe tốt, có lực để đầu tư nâng cấp, cải hốn hoặc đóng mới tàu thuyền, có khả nãng tiếp cận với trang thiết bị hiện đại. Tôi muốn hướng họ chuyển sang khai thác vùng khơi, vùng biển cả nhằm tăng thu nhập cho họ một cách lâu dài, đồng thời giúp phát triển trở lại nguồn lợi ven biển. Sinh kế này hồn tồn có thể thực hiện được và mang lại kết quả tốt vì đây là hướng đi được Nhà nước ủng hộ, hỗ trợ thực hiện, đồng thời nó cũng chính là tâm nguyện của nhiều bà con ngư dân, từ lâu đã mong muốn vươn khơi để thoát nghèo.
(2) Khuyến khích người dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngồi. Các chương
trình xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc (EPS), đưa điều dưỡng viên sang Nhật, Đức, Thái Lan sẽ được ưu tiên cho con em ngư dân các địa phương bị ảnh hưởng với chi phí thấp. Chương trình EPS mới được ký lại vào đầu tháng 5/2016 với 3.500 chỉ tiêu sẽ được ưu tiên cho các huyện ven biển của 4 tỉnh bị thiệt hại do sự cố môi trường.
Lao động thuộc hộ nghèo ở vùng ảnh hưởng được hỗ trợ chi phí đào tạo, giới thiệu việc làm. Ngồi ra, Bộ sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ vay lực, chuyển đổi việc làm, trở thành công nhân trong các nhà máy.
Thứ trưởng Bộ lao động cho hay, các biện pháp này đang được thực hiện với tinh thần khẩn trương nhất. Những chính sách cần trình Chính phủ thì chờ Thủ tướng quyết định, việc nào quyết được thì Bộ làm ngay. Đề án khơng chỉ kéo dài 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Khi nào môi trường biển trở lại trong sạch, người dân sống được với nguồn lợi từ biển thì mới có thể kết thúc.