Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân vùng ven biển được thể hiện rõ trong khung sinh kế bền vững vùng ven biển. Trên cơ sở khung sinh kế bền vững của DFID, năm 2004, IMM đã sửa đổi lại để áp dụng cho các cộng đồng ven biển, được gọi là “Khung sinh kế bền vững vùng ven biển” (MARD, 2008). Trong khung phân tích này, sinh kế của các hộ gia đình ven biển chịu tác động của 3 nhóm yếu tố. Các yếu tố thuộc nhóm thứ nhất bao gồm các nguồn lực sinh kế (5 loại nguồn lực) mà hộ gia đình sử dụng để thực hiện các chiến lược sinh kế. Thuộc nhóm thứ hai là các yếu tố về đặc điểm cá nhân (như tuổi tác, giới tính, tôn giáo...) và các yếu tố xã hội (như cơ cấu chính trị, chính sách, luật pháp…) bao quanh cộng đồng ven biển và có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng ven biển. Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp như tính mùa vụ, thiên tai, xu hướng bên ngoài… Sự lựa chọn về chiến lược sinh kế của cộng đồng ven biển dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa 3 nhóm yếu tố cơ bản này.
Trong khung sinh kế bền vững này, người dân vùng ven biển được đặt vào trung tâm, xung quanh là các nguồn vốn sinh kế và bên ngoài là bối cảnh dễ bị tổn thương. Bối cảnh dễ bị tổn thương có ảnh hưởng to lớn đến các nguồn vốn và hoạt động sinh kế của người dân. Người dân dựa vào nguồn vốn này để đưa ra các chiến lược sinh kế cho mình. Việc thực hiện những chiến lược sinh kế sẽ đem lại những kết quả sinh kế. Những kết quả sinh kế là thành quả hay là những sản phẩm đầu ra của các chiến lược sinh kế. Những kết quả đó không hẳn là điểm kết thúc vì chúng còn tác động quay trở lại các loại vốn sinh kế trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về khung sinh kế bền vững này, chúng ta sẽ đi phân tích cụ thể từng yếu tố cấu thành nên khung.
Dựa trên khung sinh kế IMM, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
Hình 2.2. Khung sinh kế bền vững vùng ven biển của IMM (2004) Nguồn: MARD (2008)
2.1.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của Sự cố môi trường tới đời sống ngư dân
Sự cố môi trường là một yếu tố ngoại cảnh tác động lên đời sống mà người dân không hoặc khó có thể can thiệp và kiểm soát được. SCMT có thể tác động cũng như làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, việc làm và thu nhập của người dân. Sự chống đỡ của họ đối với SCMT là rất bé nhỏ và khó khăn.
Việc đối phó với những SCMT như những yếu tố thiên tai, rủi ro đến từ biển và tính chất nghề nghiệp của người dân mang lại không phải là một điều dễ dàng. Một khi người dân đã chấp nhận nghề bám lấy biển như đánh bắt, làm muối… làm sinh kế chính của mình đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chấp nhận một môi trường sống với những đặc điểm cơ bản sau:
- Thiên tai, bão gió, sóng thần xảy ra bất thường, nguy hiểm đến tính mạng
- Năng suất, sản lượng phụ thuộc vào tính thời vụ và thời tiết - Xu hướng các nguồn lợi khai thác ngày càng suy giảm
- Yếu tố bất ổn về chính trị, xung đột giữa các quốc gia trên biển - Sản phẩm của họ bị cạnh tranh và chất lượng và giá cả
Trong một khía cạnh khác, môi trường chính sách cũng có ảnh hưởng và tác động lớn đến sinh kế của người dân. Thông thường, một chính sách tốt và ổn định sẽ mang lại nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc thực hiện chiến lược sinh kế của mình. Ngược lại, một chính sách không tốt, không ổn định sẽ gây khó khăn, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh kế của họ. Tóm lại, những yếu tố dễ bị tổn thương bao gồm cả những yếu tố tích cực và những yếu tố tiêu cực. Chính vì vậy, chúng ta cần nhận biết được yếu tố nào là yếu tố tích cực, yếu tố nào là yếu tố tiêu cực để có những biện pháp hạn chế tác động xấu của yếu tố tiêu cực đến sinh kế của người dân đồng thời tận dụng những cơ hội mà yếu tố tích cực mang lại để phát triển sinh kế cho họ.
Có thể nói, sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ những yếu tố trong môi trường dễ bị tổn thương. Sức lực cũng như khả năng của người dân là quá nhỏ bé đối với các yếu tố như lốc xoáy, bão lũ, biến đổi khí hậu, nước biển dâng hay biến động của yếu tố giá cả thị trường, bất ổn chính trị,…Việc xác định, đánh giá, dự báo đúng xu hướng tác động của những yếu tố này cũng như các hệ lụy của nó có thể xảy ra đối với người dân là việc làm rất có ý nghĩa, cho phép người dân lựa chọn được các sinh kế phù hợp.
2.1.4.2. Nghiên cứu sự thay đổi nguồn lực sinh kế
Thay đổi sinh kế là sự thay đổi các nguồn lực, khả năng mà con người có được và các quyết định nhằm để kiếm sống cũng như để đạt đuợc các mục tiêu và ước nguyện của họ.
Thay đổi nguồn Lực con người: Nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất, có ảnh hưởng chi phối đến những nguồn lực còn lại. Thay đổi nguồn lực con người là sự thay đổi về các yếu tố thuộc về con người như thay đổi sức khỏe, thay đổi về trình độ kiến thức, số lượng dân số, số lượng lao động, sự giáo dục của người dân, thay đổi nhận thức của con người đối với các vấn
đề,… nhằm giúp người dân theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình.
Thay đổi lực tự nhiên: Thay đổi nguồn lực tự nhiên chính là sự thay đổi các yếu tố tự nhiên không phụ thuộc vào con người như thay đổi nguồn tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, …
Thay đổi nguồn lực xã hội: Thay đổi nguồn lực xã hội thể hiện ở sự thay đổi ở các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội, giữa người dân với các tổ chức xã hội cũng như với cộng đồng.
Thay đổi nguồn lực tài chính: Là sự thay đổi nguồn tài chính của ngư dân được thể hiện bằng sự thay đổi về số lượng tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương, hỗ trợ, viện trợ khác từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng. Sự thay đổi nguồn lực tài chính thể hiện cho sự thay đổi mức độ đời sống của người dân, thể hiện kết quả cho sự thay đổi chiến lược sinh kế có hiệu quả hay không.
Sự thay đổi nguồn lực vật chất: Sự thay đổi nguồn lực vật chất thể hiện ở sự thay đổi nguồn lực đầu tư như cơ sở hạ tầng cơ bản và thay đổi nguồn lực công cụ sản xuất hàng hóa cần thiết để hỗ trợ cho sinh kế của người dân như hệ thống điện, đường, trường, trạm, công trình thủy lợi, nhà văn hóa, bưu điện,… Thường nhóm hệ thống này thường thay đổi theo xu hướng phát triển, thay đổi cái mới cho cái cũ, cái tiên tiến cho cái lạc hậu.
Chúng ta sẽ không thể phân tích được sự thay đổi sinh kế nếu như chúng ta không nắm bắt được sự thay đổi của các nguồn lực sinh kế hiện tại mà người dân đã và đang sử dụng. Việc đánh giá và định lượng đúng nguồn lực cũng như xu hướng phát triển của nó trong tương lai là cần thiết, là cơ sở quan trọng giúp chúng ta xác định được chiến lược sinh kế tốt nhất mà cộng đồng người dân cần hướng tới.
2.1.4.3.Nghiên cứu sự thay đổi các chiến lược sinh kế
• Các chiến lược sinh kế
Các chiến lược sinh kế là cách mà các hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế hay còn gọi là các tài sản sinh kế để thực hiện các hoạt động khác nhằm đạt được các mục tiêu nhất định. Việc lựa chọn các chiến lược sinh kế không chỉ phụ thuộc vào nguồn lực sinh kế mà còn phụ thuộc vào cơ chế, chính sách, và các yếu tố dễ bị tổn thương. Một sinh kế được coi là bền vững khi các chiến lược
sinh kế phải có khả năng chống chịu, đương đầu và phục hồi trước những biến động và cú sốc từ môi trường dễ bị tổn thương. Các chiến lược sinh kế này rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện của từng người dân.
Ở nội dung này, tác giả nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của những người dân ven biển do ảnh hưởng của SCMT. Nghiên cứu sự thay đổi giữa các chiến lược sinh kế trước SCMT và các chiến lược sinh kế mới sau SCMT và sự kết hợp giữa các chiến lược sinh kế mới và và chiến lược sinh kế cũ. Từ đó đánh giá hiệu quả của các chiến lược sinh kế mới đồng thời làm cơ sở cho các cơ quan chức năng có thể đưa ra những định hướng cơ bản, những chính sách khuyến khích, hỗ trợ giúp cho người dân thay đổi sinh kế để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu bảo vệ nguồn lợi biển và môi trường biển dựa trên cơ sở sinh kế hiện tại của họ.
2.1.4.4.Nghiên cứu kết quả sự thay đổi chiến lược sinh kế
Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng người dân thông qua việc lựa chọn các chiến lược sinh kế, cụ thể là thu nhập cao hơn, mức sống được cải thiện hơn, giảm thiểu nguy cơ rủi ro, công việc đảm bảo và giáo dục được quan tâm đầu tư hơn.
Kết quả sự thay đổi chiến lược sinh kế thể hiện ở một số các chỉ tiêu như mức độ hiệu quả của các chiến lược sinh kế, sự thay đổi mức thu nhập của người dân. Thu nhập từ các hoạt động sinh kế mới.
Tác giả nghiên cứu kết quả của sự thay đổi sinh kế dựa trên sự thay đổi thu nhập của các hộ dân ven biển sau SCMT qua các giai đoạn. Kết quả của sự thay đổi sinh kế thể hiện ở mức độ thay đổi thu nhập và sự thay đổi các nguồn lực. Các kết quả của sự thay đổi sinh kế là yếu tố quan trọng nhất mà người dân hướng tới khi lựa chọn các chiến lược sinh kế khác nhau. Chính vì thế, khi đánh giá các chiến lược sinh kế, chúng ta cần phải căn cứ vào các kết quả thay đổi sinh kế mà chiến lược đó mang lại. Dựa vào các sự thay đổi các hoạt động sinh kế, tác giả sẽ tính toán một số chỉ tiêu đánh giá kết quả như thu nhập bình quân, cơ cấu việc làm, mức chi tiêu của hộ... Từ đó đánh giá được kết quả hoạt động sinh kế của người dân và rồi có những định hướng cho người dân chuyển đổi nghề.
2.1.3.5. Nghiên cứu tác động của thay đổi sinh kế tới các yếu tố kinh tế - xã hội
Sự thay đổi các các hoạt động sinh kế sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kinh tế của hộ dân và kinh tế chung của khu vực. Sự thay đổi sinh kế
sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh tế của hộ dân, tích cực hoặc tiêu cực. Từ sự thay đổi kinh tế của từng hộ dân dẫn đến sự thay đổi sinh kế chung cho toàn khu vực.
Có nhiều yếu tố xã hội bị thay đổi bởi sự thay đổi các chiến lực sinh kế. Cơ cấu các ngành nghề thay đổi do sự chuyển đổi từ các chiến lược sinh kế cũ sang các chiến lược sinh kế mới. Cơ cấu lao động giữa các ngành nghề cũng vì thế mà thay đổi.