Bài học kinh nghiệm cho huyện Kỳ Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 42 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Kỳ Anh

Trên cơ sở kinh nghiệm ở các nước trên thế giới và các địa phương trong nước, đề tài đã rút ra bài học kinh nghiệm cụ thể cho huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Thứ nhất: Cần giải quyết vấn đề ô nhiễm trước mắt, làm sạch môi trường biển. Ưu tiên công tác xử lý môi trường một cách triệt để. Đặc biệt là phát hiện và triệt tiêu các nguồn thải độc hại ra biển, khơi phục lại tình trạng mơi trường biển an tồn, phục hồi mơi trường khai thác và sản xuất cho các hộ ngư dân.

Thứ hai: Cần có những thơng báo chính thức cùng với hình thức bồi thường, hỗ trợ phù hợp để người dân yên tâm sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất. Song song với các hành động này, Chính phủ cần tổ chức đánh giá một cách toàn diện về thiệt hại kinh tế, sinh kế cộng đồng, tác động lên môi trường sinh thái từ thảm họa. Ở góc độ đền bù và khắc phục hậu quả, tuy hệ thống pháp lý khác nhau nhưng chúng ta hồn tồn có thể dựa vào những vụ việc đã xảy ra và được xử lý trên thế giới để bắt buộc bên gây ra thảm họa phải chịu trách nhiệm. Nguyên tắc đã được công nhận rộng rãi là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Thứ ba: Cần có biện pháp ứng phó về mặt lâu dài. Các cơ quan quản lý cần rà sốt, kiểm tra, đánh giá lại cơng tác quản lý môi trường ở hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển. Đây có thể là mầm mống của các sự cố, thảm họa nếu không được theo dõi, giám sát một cách thường xuyên, chặt chẽ. tăng cường năng lực quan trắc, theo dõi, đánh giá hiện trạng, diễn biến môi trường, cảnh báo kịp thời các dấu hiệu bất thường để chủ động ứng phó, nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải lớn, khu vực môi trường nhạy cảm. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực tiếp nhận, xử lý số liệu quan trắc; xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, số liệu quan trắc, cảnh báo về môi trường.

Bốn là: Quán triệt quan điểm đầu tư phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không thu hút đầu tư bằng mọi giá; cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy định, các hàng rào kỹ thuật để phịng ngừa, ngăn chặn, sàng lọc có hiệu quả, khơng để lọt các loại hình sản xuất, cơng nghệ sản xuất lạc hậu, các dự án đầu tư tiêu tốn tài nguyên, năng lượng, gây ô nhiễm môi trường vào nước ta, đặc biệt là vào các vùng, khu vực nhạy cảm về môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)