Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng sinh kế của hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện
4.1.2. Ảnh hưởng của SCMT tới đời sống người dân
Ngày 6/4, hiện tượng cá chết xuất hiện gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên - Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Nguyên nhân chính đã được cơ quan chức năng làm rõ là do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả nước thải ra biển.
Theo Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016 của Chính phủ, thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng; diện tích ni tơm bị chết hồn tồn là 5,7 ha; ngồi ra, có 1.613 lồng ni cá bị chết; 6,7 ha diện tích ni ngao bị chết. Cũng theo báo cáo, giá bán các sản phẩm hải sản giảm trung bình từ 10% - 20% so với cùng kỳ năm 2015; việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của 4 tỉnh bị ảnh hưởng giảm sút nghiêm trọng. Hiện nay, tại Hà Tĩnh còn tồn kho trên 3.000 tấn sản phẩm thủy sản.
- Đối với nền kinh tế, riêng vụ SCMT gây thiệt hại 0,3% GDP của cả nước. Riêng đối với Hà Tĩnh, các báo cáo từ các huyện, thị xã cho thấy có 4.636 tàu cá; 827 ha ao, hồ nuôi, gần 25.000 m3 nuôi lồng bè; 49,7 ha làm muối bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường
- Đối với xã hội: Sự cố môi trường biển đã đẩy nhiều người dân vào cảnh thất nghiệp. Theo thống kê tính đến quý 3/2016, đối với Hà Tĩnh, sự cố môi trường đã ảnh hưởng tới 22.780 hộ gia đình và 65 xã. Tổng cộng có 33.149 người mất việc và khơng có việc làm ổn định.
Trong đó, trực tiếp trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản là 14.770 nghìn người. Số lượng người thất nghiệp trong ngành kinh doanh thủy sản tăng là 5.736 người, ngành dịch vụ hậu cần tăng 1.015 người, ngành nuôi trồng thủy sản tăng thêm 823 người. Ngoài ra, trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn nhà hàng, số người thất nghiệp tăng lên 692, còn trong lĩnh vực sản xuất muối là 428 người.