Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng sinh kế của hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện
4.1.1 Khái quát về các hộ ngư dân huyện Kỳ Anh
Huyện Kỳ Anh là huyện ven biển có số lao động sống dựa vào biển khá lớn. Huyện có địa hình phức tạp, khí hậu thất thường, đời sống của người dân cịn gặp nhiều khó khăn… Đó là những khó khăn mà Kỳ Anh phải đương đầu trong xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Nơng - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 14,1%, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 55,8%, Thương mại- Dịch vụ chiếm 30%. Sau SCMT, môi trường biển huyện Kỳ Anh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các khu vực sản xuất của người dân bị thu hẹp hoặc mất hẳn. Đời sống kinh tế, xã hội của người dân trở nên khó khăn. Sự cố mơi trường thực sự làm đảo lộn cuộc sống của những người dân sống nhờ vào biển của huyện Kỳ Anh, các nguồn lực sinh kế của người dân nơi đây cũng vì vậy mà có nhiều thay đổi. Để thuận tiện cho việc điều tra, tác giả chia các hộ dân được phỏng vấn thành các nhóm hộ: Nhóm hộ Thủy sản, nhóm hộ Thủy sản kết hợp nơng nghiệp, nhóm hộ Thủy sản kết hợp dịch vụ. Qua q trình điều tra nghiên cứu, có thể thấy các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây chia làm 3 nhóm hộ chính: Nhóm Thủy sản, nhóm Thủy sản kết hợp Sản xuất nơng nghiệp và nhóm Thủy sản kết hợp Dịch vụ. Đây là 3 nhóm hộ cơ bản chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ SCMT. Mỗi nhóm hộ có các hoạt động và đặc điểm sinh kế đặc trưng.
a) Nhóm hộ Thủy sản là nhóm hộ dân chuyên làm các nghề thủy sản, hầu hết
là thủy sản nước mặn. Các hoạt động chủ yếu của nhóm hộ này gồm đánh bắt xa bờ, đánh bắt gần bờ, nuôi trồng thủy sản nước mặn hoặc kết hợp giữa đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước mặn (thường các hộ sản xuất kết hợp là những hộ đánh bắt gần bờ). Nhóm này là nhóm có số lượng hộ làm nghề đánh bắt lớn nhất trong các nhóm. Trước SCMT, có rất nhiều hộ dân thuộc nhóm này tham gia đánh bắt gần bờ. Số tàu đánh bắt của nhóm này cũng cao hơn hẳn những nhóm cịn lại.
Nhóm nghề có cơ cấu cao nhất là nhóm hộ đánh bắt gần bờ, chiếm 42,4% tổng số các hộ dân của nhóm hộ Thủy sản. Nhóm nghề kết hợp giữa đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước mặn chiếm tỷ lệ cao thứ hai (30,3%), nhóm nghề ni trồng nước mặn chiếm 18,1% và thấp nhất là nhóm nghề đánh bắt xa bờ chỉ chiếm 9,1%.
b) Nhóm Thủy sản kết hợp nơng nghiệp là nhóm các hộ dân khơng sống hồn
tồn dựa vào biển. Nhóm hộ dân này có các hoạt động sinh kế kết hợp giữa hoạt động Thủy sản như nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nuôi trồng thủy sản nước mặn, đánh bắt gần bờ, đánh bắt thuê với các hoạt động sản xuất nông nghiệp như canh tác lúa nước, hoa màu, làm muối. Chủ yếu hoạt động thủy sản của nhóm hộ này là ni trồng thủy sản nước mặn và đánh bắt gần bờ, hoạt động SXNN của nhóm hộ này chủ yếu là canh tác lúa nước và làm muối, diện tích canh tác hoa màu của nhóm hộ này rất ít, đa số các hộ khơng canh tác hoa màu.
Nhóm nghề có tỷ lệ hộ tham gia cao nhất là nhóm kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và đánh bắt gần bờ (chiếm 41,7%), nhóm nghề có tỷ lệ cao tiếp theo là nhóm SXNN kết hợp nuôi trồng nước mặn (25%), nhóm kết hợp SXNN và làm muối chiếm 22,2% cịn lại là nhóm kết hợp ni trồng nước ngọt với SXNN có số lượng hộ sản xuất thấp nhất (11,1%).
b) Nhóm Thủy sản kết hợp dịch vụ
Đây là nhóm có tỷ lệ hộ dân thấp nhất trong 3 nhóm. Các nhóm hộ này có đặc điểm là sinh sống dựa vào các hoạt động dịch vụ kết hợp với thủy sản. Các hoạt động dịch vụ của nhóm hộ này chủ yếu là các dịch vụ từ biển như nhà hàng ăn uống hải sản, khách sạn, nhà nghỉ, các hoạt động buôn bán sản phẩm từ biển, các hoạt động phục vụ khách du lịch,... Các hoạt động thủy sản của nhóm này chủ yếu là nuôi trồng thủy sản nước mặn và đánh bắt gần bờ. Các hoạt động thủy sản ngồi mục đích đem về nguồn thu nhập đơi khi cịn có mục đích hỗ trợ cho các hoạt động dịch vụ của hộ dân. Hoạt động dịch vụ chủ yếu của nhóm hộ này là nhà hàng ăn uống. Nhà hàng ăn uống thường được thiết kế trên các bè nổi, hộ kinh doanh sẽ kết hợp nguồn thủy sản đánh bắt hoặc nuôi trồng được để làm nguồn nguyên liệu tươi ngon phục phụ thực khách. Hoạt động này thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến thưởng thức.
Nhóm Dịch vụ kết hợp nuôi trồng nước mặn là nhóm có tỷ lệ hộ dân cao nhất (47,6%), tiếp theo là nhóm Dịch vụ kết hợp đánh bắt gần với tỷ lệ hộ dân là 38,1%. Nhóm Dịch vụ kết hợp ni trồng nước ngọt có tỷ lệ thấp nhất 14,3%.