Nâng cao trình độ và nhận thức của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 103 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.5. Những giải pháp đề xuất nhằm ổn định sinh kế của địa phương

4.5.2. Nâng cao trình độ và nhận thức của người dân

Qua nghiên cứu có thể thấy những hộ có trình độ cao hơn như tốt nghiệp THPT hay cao đẳng, trung cấp nghề có khả năng tiếp cận tri thức hơn, họ có nhu cầu chuyển đổi sinh kế và phản ứng khá nhanh nhạy với thay đổi. Vì vậy cần tập trung khuyến khích nhóm hộ này tìm ra sinh kế tạm thời để ổn định cuộc sống hay mạnh dạn vay lực đầu tư đóng mới cải hốn tàu thuyền và đi đào tạo kỹ năng ra khơi xa.

- Nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, nhận thức của ngư dân địa phương bằng cách thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm phổ biến những chính sách, quy định của Nhà nước về khai thác hải sản và bảo vệ nguồn lợi hải sản để nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân tránh khai thác quá mức dẫn đến suy giảm nguồn lợi biển. Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho các thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh tuyên truyền, in ấn tài liệu, sổ tay, mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản.

- Mở các lớp dạy nghề cho phụ nữ, những người nhàn rỗi, khơng có nghề nghiệp để họ kiếm thêm thu nhập, làm giảm bớt gánh nặng cho lao động chính trọng gia đình.

- Đầu tư cho các lao động quyết định đi xuất khẩu lao động học ngoại ngữ và các kỹ năng để làm việc ở nước ngoài.

- Khuyến khích người dân cho con em đến trường đầy đủ, có chính sách hỗ trợ học phí cho người dân, tạo điều kiện về cơ sỏa vật chất, hạ tầng giáo dục cho địa phương giúp nâng cao trình độ đào tạo

- Có các chính sách hỗ trợ vay vồn, tạo điều kiện thuận lợi để cho con em học ở bậc trung cấp, cao đẳng, đại học. Tạo ra nguồn lao động có trinhg độ cao cho địa phương

- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ : Đối với công tác nghề cá địa phương, để thúc đẩy, hỗ trợ phát triển thì địa phương cũng cần đào tạo, bồi dưỡng thêm về nguồn lực cán bộ vì đây sẽ là nhân tố quan trọng để hỗ trợ ngư dân tiếp cận đươc với các loại sinh kế mới, hỗ trợ cho địa phương về chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp..

- Đào tạo bồi dưỡng nhân lực nghề cá: Mở rộng xã hội hóa trong việc đào tạo cho lao động nghề cá. Trước mắt tập trung phổ cập bằng thuyền trưởng, máy trưởng cho các tàu khai thác hải sản có cơng suất máy lớn; đào tạo nghề cho thuyền viên, nhất là các nghề khai thác hải sản xa bờ.

- Thực hiện các lớp đào tạo cho số lao động chuyển đổi nghề khai thác hải sản sang các ngành nghề thích hợp khác, thân thiện với mơi trường, xây dựng các điểm khuyến nông, khuyến ngư để hướng dẫn kỹ thuật mới cho ngư dân phải chuyển đổi nghề. Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho các cơ sở đào tạo ở các vùng để bảo đảm đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực khai thác hải sản và quá trình chuyển đổi nghề nghiệp.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khai thác hải sản nhằm nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng tổ chức sản xuất, nhận thức pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản và môi trường biển.

- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có tàu khai thác hải sản áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác và nuôi trồng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện thu nhập, tăng hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)