2.1.5.1. Chính sách trong quản lý, hỗ trợ sinh kế cho ngư dân
Trong hoạt động sinh kế của người dân ven biển, môi trường chính sách cũng có ảnh hưởng và tác động nhất định. Thông thường một chính sách tốt và ổn định sẽ mang lại nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc thực hiện chiến lược sinh kế của mình. Ngược lại, một chính sách không tốt, không ổn định sẽ gây khó khăn, thậm chí còn tác động ngược lại đến hoạt động sinh kế của họ. Do đó, căn cứ vào thực tế phát triển của mỗi vùng miền nơi cộng đồng người dân sinh sống mà chính phủ ban hành các chính sách, các chương trình khuyến khích, hỗ trợ phù hợp cho cộng đồng người dân nhằm mục đích giúp người dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu, đồng thời đảm bảo cho việc phát triển và bảo vệ nguồn lực tự nhiên.
2.1.5.2. Năng lực hộ, cá nhân
Năng lực hộ, cá nhân là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả sinh kế của chính họ. Năng lực hộ thể hiện ở trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ thuật, sức khỏe, nguồn lực và khả năng phát huy tiềm năng, các nguồn lực sẵn có của mình vào chiến lược sinh kế. Cải thiện năng lực cho hộ, cá nhân cũng là một mục tiêu của chính phủ, nhưng quan trọng nhất vẫn là do chính bản thân người dân phải tự nâng cao năng lực của bản thân, phải tự tìm cách giúp đỡ bản thân như thế thì mới bền vững.
2.1.5.3 Nguồn lực
Lực là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu tới hình thành và phát triển của các hình thức sinh kế. Cùng với các yếu tố khác lực quyết định mức đầu tư, quy mô sản xuất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động sinh kế đó. Chính vì vậy, trong việc xây dựng các chiến lược sinh kế cho các hộ ngư dân, các chính sách hỗ trợ lực cần được hoàn thiện và tạo các điều kiện thuận lợi.
2.1.5.4. Quan hệ cộng đồng
Quan hệ cộng đồng là một yếu tố ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sinh kế của người dân. Quan hệ giữa cộng đồng dân cư vùng ven biển tốt thì hiệu quả trong hoạt động sinh kế sẽ cao hơn, họ hỗ trợ và cùng nhau thực hiện chiến lược sinh kế. Ngược lại, quan hệ cộng đồng không tốt, mọi người chỉ hoạt động cá nhân không hỗ trợ nhau, kết hợp với nhau thì kết quả các hoạt động sinh kế không cao. Do vậy, phải tìm cách nâng cao quan hệ cộng đồng cho người dân để mọi người cùng giúp đỡ nhau thực hiện chiến lược sinh kế, cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập và cùng nhau thoát khỏi cảnh nghèo đói.
2.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho ngư dân bị ảnhhưởng sự cố môi trường trên thế giới. bị ảnhhưởng sự cố môi trường trên thế giới.
Nhật Bản
Nhật Bản đã hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 để lại những hậu quả khủng khiếp khiến 16.000 người chết, 2.500 người mất tích và hơn 150.000 người mất nhà cửa. Vượt lên trên những ký ức đau thương, người dân ở những vùng bị thảm họa, cùng với sự hỗ trợ trong và ngoài nước, đã từng bước khôi phục lại cuộc sống.
Những tháng sau thảm họa, người dân địa phương đã chứng tỏ sự kiên cường khi cùng với các tình nguyện viên cả nước nỗ lực tái xây dựng cuộc sống. Khoảng 20 triệu tấn rác và mảnh vỡ từ nhà cửa, tàu bè bị hư hại sau sóng thần nhanh chóng được dọn sạch.
Các nhà quy hoạch thiết kế những bản vẽ thị trấn mới trên nền đất cao hơn, sử dụng năng lượng tái sinh và ấp ủ loại bỏ điện hạt nhân. Những chuyên gia lạc quan thậm chí còn cho rằng công cuộc tái thiết khu vực đông bắc sẽ kéo cả nước Nhật Bản ra khỏi tình trạng kinh tế trì trệ. Đến tháng 3/2015, hơn 50% trong tổng số khoảng 3.500 doanh nghiệp ở các vùng đông bắc Nhật Bản đã đạt mốc doanh số tương đương với giai đoạn trước thiên tai.Bên cạnh tín hiệu lạc quan này, vẫn còn gần một nửa doanh nghiệp báo cáo doanh số giảm và đang nỗ lực phục hồi việc kinh doanh. Ngành xây dựng đạt tăng trưởng cao nhất so với những nhóm ngành khác, một phần gắn liền với nhu cầu xây dựng lại các công trình hậu thiên tai.
Trợ cấp từ chính phủ trung ương và địa phương là động lực khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động ở các tỉnh Fukushima, Iwate và Miyagi. Số lượng công xưởng mà các công ty thành lập ở ba địa phương này tăng đáng kể, từ 15 nhà máy vào năm 2010 đến 29 vào năm 2011, rồi 33 vào năm 2012. Những doanh nghiệp vận tải lớn, như tập đoàn Toyota, cũng chọn các khu vực mà thiên tai tàn phá để xây dựng nhà máy sản xuất.
So với thanh niên, những người lớn tuổi đang nỗ lực thích nghi với cuộc sống mới hậu thảm họa. Họ đối mặt với tình trạng thiếu hụt việc làm sau thiên tai. Trước khi sóng thần xảy ra, họ từng làm việc ngoài các cánh đồng hoặc trong cảng cá. Chính phủ đã nỗ lực phục hồi nông nghiệp ở các địa phương bằng việc mang đất trồng từ những vùng xa đến lấp vào những khu vực nhiễm mặn do nước biển. Chương trình cải tạo đất này tốn khoảng 90 triệu USD.
Ở ngoài khơi, chỉ một số ít ngư dân địa phương nối lại việc đánh bắt từ sau thảm họa. Cơ quan xây dựng Nhật Bản cho biết họ đã phục hồi hơn 300 trong tổng số 319 cảng ven biển. Hiệp hội nghề cá Nhật Bản giữa tháng 2/2015 công bố khảo sát cho biết, tốc độ phục hồi của ngành này tại vùng thiên tai diễn ra chậm so với kỳ vọng. Chỉ 50% trong số những công ty thủy sản ở các tỉnh Aomori, Iwate, Miyagi, Fukushima và Ibaraki báo cáo năng lực sản xuất phục hồi 80% so với mức trước thiên tai. Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản, khoảng 80% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của thảm họa sóng thần 2011 đã hoạt động trở lại. Tính đến cuối tháng 3/2015, tại tỉnh Miyaghi đã có tới 80% doanh nghiệp khôi phục hoạt động, tỷ lệ này đạt mức 75% tại tỉnh Iwate tính đến ngày 1/8/2015.
Để hỗ trợ quá trình hồi phục của các doanh nghiệp nhỏ ở vùng bị sóng thần, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết thành từng liên doanh. Theo chương trình hỗ trợ này, bốn công ty đóng tàu tại Kesenuma tỉnh Miyaghi đã lập một công ty mới với tên gọi là Mirai Ships INC vào tháng 5/2015. Mirai Ships INC đã chi tổng cộng 10,5 tỷ yên để mở xưởng đóng tàu mới. Họ quan niệm “phải duy trì ngành công nghiệp đóng tàu của Kesenuma bằng mọi giá cho dù mỗi một doanh nghiệp trong liên doanh của
chúng tôi không còn giữ được tên riêng của mình”. Tương tự câu chuyện của
Mirai Ships INC, bốn công ty chế biến thủy sản lớn hàng đầu tại Otsuchi, tỉnh Iwate, gồm Hara Sengyoten, Urata Shoten, Nakashoku và Shozushima Fishery đã quyết tâm xây dựng lại cơ nghiệp.
Với quan điểm “Otsuchi không thể thiếu ngành thủy sản”, bốn doanh nghiệp đã liên kết với nhau kêu gọi cả nước hỗ trợ họ hồi phục lại ngành kinh tế quan trọng của địa phương này. “Tachiagare – Domannaka” là tên gọi của liên
doanh do bốn người đứng đầu doanh nghiệp trên lập nên vào tháng 8/2011.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết tính đến tháng 11/2015, có 9.157 doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ của chính phủ và
doanh số của vùng Đông Bắc đã trở lại mức trước thảm họa.Tại thành phố
Miyako, tỉnh Iwate, chương trình phục hồi với ba cột trụ chính gồm ổn định cuộc sống cho người dân, tái thiết kinh tế và tái thiết các cộng đồng an toàn đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ. Tính đến ngày 1/1/2016, tổng cộng có 3.501 ngôi
nhà tại Miyako đã được sửa chữa và xây mới trên tổng số 4.478 ngôi nhà bị phá hủy trong sóng thần, đạt tỷ lệ 78,2%. Theo số liệu chính thức của Miyako, đến ngày 31/10/2015, toàn bộ 19 cảng cá của Miyako đã hoạt động bình thường, chợ cá Miyako đã được mở cửa trở lại, sản lượng tảo biển đã đạt mức 70% so với trước
khi xảy ra sóng thần.
Thái Lan
Năm 206, Thái Lan trải qua tình trạng hạn hán khốc liệt nhất trong vòng 30 năm qua tại nước này. Theo thống kê, sản xuất nông nghiệp tại 22 tỉnh dọc theo lưu vực sông Chao Phraya đã bị ảnh hưởng nặng nề, nông dân không thể trồng lúa trên những thửa ruộng truyền thống bởi nguồn nước cho sản xuất nông
nghiệp đã dần khô kiệt. Tình trạng hạn hán đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất và đời sống của người dân Thái Lan. Theo thống kê, nguồn nước cạn kiệt đã khiến 100% làng, xã trên toàn tỉnh Nakhon Sawan, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp. Đối với một tỉnh được coi là vựa lúa tại miền Trung Thái Lan như Nakhon Sawan hậu quả của hạn hán là rất nặng nề.
Tình trạng thiếu nước trầm trọng đã khiến các tỉnh phải áp dụng các giải pháp tình thế trước mắt, trong đó ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt đồng thời kêu gọi người dân sử dụng nước một cách tiết kiệm nhất, trồng các loại cây sử dụng ít nước...
Chính quyền Thái Lan đang khẩn trương áp dụng các giải pháp nhằm giúp đỡ nông dân khắc phục hậu quả của hạn hán kéo dài. Bên cạnh đó, bản thân những người nông dân cũng đang tự thân vận động để có thể thích nghi và đảm bảo cuộc sống cho mình. Các biện pháp khác bao gồm gia hạn thanh toán nợ, tạo
việc làm tạm thời cho nông dân ở các đơn vị công lập và thiết lập một dự án giảm thiểu tình trạng hạn hán khẩn cấp tại mỗi cộng đồng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, các quan chức chính phủ cũng tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong xã hội, tăng nguồn cung cấp nước, cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người trong khu vực bị hạn hán và thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhỏ khác.
Tỉnh Nakhon Sawan áp dụng chương trình chống hạn hán mà chính phủ đưa ra, trong đó có việc cấp tiền từ ngân sách cho mỗi làng vay 500.000 bath để người dân mua vật tư, giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, sau khi bán các sản phẩm thu hoạch được người dân sẽ trả lại cho chính quyền. Tuy nhiên, số tiền này không phải được phát trực tiếp cho người dân mà thông qua một cán bộ của chính quyền dùng số tiền đó đi mua các loại vật tư, phân bón, giống… và phân phát cho người dân sử dụng.
Trong trường hợp mùa màng thất bát, người nông dân có thể được gia hạn nợ và mùa sau vẫn được vay tiếp để có thể sản xuất. Về lâu dài nhiệm vụ của chúng tôi là tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức để ứng phó với sự biến
đổi của thời tiết. Ở quy mô cấp huyện, tỉnh cũng đang áp dụng chính sách kích
thích kinh tế của chính phủ, theo đó mỗi huyện sẽ được vay 5 triệu bath. Số tiền này sẽ được các huyện thuê nhân công trong sản xuất nông nghiệp, sửa chữa đường sá… phục vụ cộng đồng
Mỹ
Đêm 20-4-2010, giàn khoan biển nước sâu Horizon của tập đoàn dầu khí lớn hàng đầu thế giới BP rò rỉ khí ga và phát nổ tại vịnh Mexico. Vụ nổ khiến 11 công nhân giàn khoan thiệt mạng và nhiều người bị thương. Các lực lượng phản ứng khẩn cấp của BP và chính phủ Mỹ phải mất hơn 36 tiếng đồng hồ để kiểm soát đám cháy. Tuy nhiên, hậu quả lớn nhất của vụ nổ chính là tình trạng dầu từ thềm lục địa phun trào không tài nào kiểm soát được. Theo ước đoán vào thời điểm đó của Tập đoàn BP, lượng dầu phun trào khỏi giàn khoan lên đến gần 1.000 thùng/ngày. Còn theo các ước tính của quan chức chính phủ Mỹ, lượng dầu có lúc đạt đỉnh điểm là 60.000 thùng/ngày.
Vụ tràn dầu tại vịnh Mexico được đánh giá là thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đã có thời điểm các lực lượng phản ứng phải huy động đến gần 48.000 nhân lực, hơn 6.500 tàu thuyền, hoạt động trong phạm vi
hơn 4.000 km để kiểm soát và thu hồi lượng dầu bị tràn tại vùng vịnh này. Tính đến cuối năm 2014, Tập đoàn BP đã chi hơn 14 tỉ USD và huy động hơn 70 triệu giờ lao động của nhân lực tập đoàn cố gắng khắc phục vụ việc. Phải mất gần ba tháng sau, vào ngày 12-7-2010, Tập đoàn BP mới có thể lấp hoàn toàn miệng giếng dầu. Trong suốt 87 ngày đó, đã có hơn 500 triệu lít dầu rò rỉ khỏi giếng khoan, theo The Guardian. Vụ việc đã khiến hơn 1.770 km đường bờ biển phía nam nước Mỹ bị ô nhiễm nghiêm trọng, nặng nhất là ba bang Mississippi, Alabama và Florida. Tính đến năm 2015, có hơn 1.100 cá thể cá heo và cá voi mắc cạn, có sự tác động bởi vụ tràn dầu. Một cuộc khảo sát vào cuối năm 2010 cũng cho thấy có hàng trăm ngàn cá thể rùa biển chịu tác hại của vụ tràn dầu.
Tháng 10-2015, sau hơn năm năm trời đấu tranh pháp lý dai dẳng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ - bà Loretta E. Lynch đã tuyên bố Tập đoàn dầu khí BP phải trả mức đền bù cao kỷ lục: hơn 20 tỉ USD. “BP phải nhận hình phạt xứng đáng, bồi thường thích đáng cho những tổn hại mà họ đã gây ra cho môi trường và nền kinh tế vùng vịnh. Chỉ có mức phạt như thế này mới đủ khả năng thúc đẩy BP và các đối tác chủ động tìm ra cách thức ngăn ngừa các trường hợp tương tự xảy ra về sau” - bà Loretta Lynch cho biết. Tập đoàn BP trước đó cũng đã phải chi ra hơn 5,84 tỉ USD để đền bù cho người dân và doanh nghiệp chịu thiệt hại bởi vụ tràn dầu. Toàn bộ số tiền bồi thường này sẽ được Tập đoàn BP chi trả trong thời hạn 18 năm.
Trả lời tờ The Guardian, bà Loretta Lynch khẳng định: “Mức phạt này không nhằm làm nhụt chí những hoạt động kinh tế hợp pháp. Nó không chỉ nhằm bồi thường cho những thiệt hại về sức khỏe và sự an toàn của người dân mà còn là thông điệp để các công ty khác hiểu rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu các trường hợp này tái diễn”
2.2.2. Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho ngư dân bịảnh hưởng sự cố môi trường tại Việt Nam bịảnh hưởng sự cố môi trường tại Việt Nam
Thanh Hóa
Huyện Mường Lát là một huyện miền núi ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Đây là một huyện nghèo thường phải hứng chịu các đợt lũ ống, lũ quét hằng năm, nguy cơ sạt lở rất cao gây nguy hiểm tới tính mạng và đời sống của hằng trăm hộ dân nơi đây. Qua rà soát trong năm 2015, huyện Mường Lát có 91 gia đình nằm trong diện cần di dời nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đất và lũ
quét cao, tập trung ở các xã như Mường Chanh, Mường Lý, Pù Nhi, Nhi Sơn, Quang Chiểu. Huyện đã chỉ đạo các lực lượng, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động, tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình di chuyển đến nơi ở mới an toàn theo đúng kế hoạch. Đến nay, đã có 100% số hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét đã tự nguyện di dời đến nơi ở mới. Bên cạnh đó, huyện Mường Lát cũng đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, lương thực, thực phẩm, thuốc men để phục vụ cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra. là một trong số 42 hộ sinh sống ở vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét được di dời đến đây. Việc thực hiện chủ trương này đã giúp huyện Mường Lát giải