Cơ cấu kinh tế huyện Kỳ Anh qua 3 năm 2014 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 48 - 54)

Chương trình xóa đói, giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm triển khai sâu rộng và thiết thực. Nhiều chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo tạo được hiệu quả tích cực. Tỷ lệ hộ đói nghèo có xu hướng giảm khá, hiện khơng cịn hộ đói, số hộ nghèo giảm xuống cịn 26,73%.

Trong những năm gần đây kinh tế huyện Kỳ Anh đã có những bước chuyển biến tích cực, cụ thể: Về sản xuất thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng cả về số lượng cũng như giá trị sản phẩm hàng hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, xây dựng với tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng đạt 32,39% năm 2016. Thương mại dịch vụ đạt tỷ trọng 39,74%, có nhiều hình thức kinh doanh, nhiều khu nghỉ dưỡng mới tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, tạo đà cho việc phát triển các dịch vụ khác trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, Kỳ Anh vẫn là một huyện nghèo, sản xuất chính của người dân là thuần nơng, sản phẩm hàng hóa nơng nghiệp chưa nhiều, chất lượng nơng sản chưa cao, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa đồng bộ, số lượng ngành nghề, kỹ thuật cơng nghệ cịn hạn chế, chưa tận dụng khai thác được thế mạnh dịch vụ - du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH –HĐH. Do vậy cần phải có sự đầu tư và quan tâm nhiều hơn nữa để có thể tập trung khai thác tốt các nguồn lợi nhằm đưa nền kinh tế huyện Kỳ Anh ngày càng phát triển và ổn định.

3.1.2.1. Đặc điểm xã hội

Đời sống nhân dân trên địa bàn huyện tiếp tục được cải thiện, cùng với mức tăng trưởng về nguồn lực đầu tư toàn xã hội, sự hỗ trợ về nguồn lực của nhà nước thơng qua chương trình GQVL, XĐGN của các tổ chức đoàn thể cùng với sự nỗ lực hỗ trợ người dân của chính quyền các cấp nên đời sống của người dân huyện Kỳ Anh không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 30,32% năm 2014 xuống còn 26,73% năm 2016. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất từng bước được quan tâm, cơ cấu sản xuất được chuyển đổi, tạo điều kiện cho hàng hóa được giao thương, việc tiếp cận vào các thị trường của người dân ngày càng sâu hơn.

Về dân số - lao động

Bên cạnh đất đai thì lao động cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với q trình sản xuất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng. Dân số, lao

động thể hiện tiềm năng sức lao động, đây là một trong những nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội.

Dân số trên địa bàn huyện Kỳ Anh chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Tổng số hộ trong toàn huyện năm 2016 là 52.518 hộ có chiều hướng tăng lên so với năm 2014, chủ yếu số hộ giảm là do quá trình sống tách hộ, xu hướng các thanh niên khi lập gia đình muốn ra sống riêng. Năm 2014 lực lượng lao động trên toàn huyện tương đối dồi dào. Toàn huyện có 78.920 lao động trong độ tuổi chiếm gần 44,5% so với tổng dân số tồn huyện. Trong đó, lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 37,7% dân số. Lực lượng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, lao động phi nơng nghiệp tăng lên do các khu kinh tế, các dự án đầu tư vào huyện Kỳ Anh là rất lớn, đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hồi do Nhà nước lấy đất phục vụ dự án đó cũng là lý do khiến lao động nông nghiệp giảm theo thời gian. Với lợi thế gần 63 km đường biển nên người dân huyện Kỳ Anh cũng phát triển nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản.

Xét chỉ tiêu nhân khẩu/ hộ cho thấy trung bình mỗi hộ dân trong huyện có trên 4 khẩu, tốc độ phát triển bình qn dân số của tồn huyện có xu hướng giảm 0,93%. Chỉ tiêu số lao động/hộ cho chúng ta thấy trung bình mỗi hộ gia đình xấp xỉ 2 người lao động có xu hướng phát triển bình quân giảm 1,53% con số này cho biết người ngoài độ tuổi lao động tăng nhanh hơn người trong độ tuổi lao động, vấn đề này cũng báo động cho toàn xã về nguồn lao động bổ sung khơng tương đồng. Ngồi ra chỉ tiêu về nhân khẩu/ lao động cũng cho chúng ta thấy 1 người trong độ tuổi lao động phải nuôi trên 2 người ngoài tuổi lao động. Mặt khác tốc độ xu hướng phát triển bình quân tăng 0,61%. Mặc dù tốc độ phát triển này không cao nhưng cũng cho chúng ta thấy tình hình dân số của huyện Kỳ Anh đang cần được các cấp chính quyền quan tâm để có hướng đi đúng cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Bảng 3.2. Bảng biến động dân số và lao động qua 3 năm (2014 – 2016)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ

I. Tổng số hộ Hộ 49.749 100,00 50.993 100,00 52.518 100,00 102,50 102,99 102,74

1. Nông nghiệp Hộ 40.123 80,65 38.892 76,26 38.319 72,96 96,93 98,52 97,72

2. Phi nông nghiệp Hộ 5.603 11,26 7.843 15,38 9.889 18,82 139,97 126,08 133,02

3. Ngư nghiệp Hộ 4.022 8,08 4.258 8,35 4.310 8,20 105,86 101,22 103,54

4. Trong đó số hộ nghèo Hộ 14.153 28,45 13.089 25,67 8.261 15,73 92,48 63,11 77,79

II. Tổng dân số Người 177.245 100,00 181.758 100,00 184.747 100,00 102,54 101,64 102,09

III. Tổng số lao động LĐ 78.920 100,00 79.316 100,00 79.434 100,00 100,50 100,15 100,33

1. Nông nghiệp LĐ 66.839 84,69 65.712 82,85 64.587 81,31 98,31 98,29 98,30

2. Phi nông nghiệp LĐ 9.453 11,98 11.103 14,00 12.953 16,31 117,45 116,66 117,06 3. Lao động ngư nghiệp LĐ 2.628 3,33 2.501 3,15 1.894 2,38 95,17 75,73 84,89

IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. Nhân khẩu/hộ Người/hộ 3,56 3,56 3,51 100 98,59 99,29

2. Lao động/hộ Người 1,58 1,55 1,51 98,10 97,42 97,76

3.Nhân khẩu/lao động Người 2,24 2,29 3,51 102,23 153,27 127,75

Về văn hóa, thời gian qua huyện đã tập trung chỉ đạo việc phát huy truyền

thống văn hóa dân tộc địa phương, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Các hoạt động văn hóa thơng tin, thể dục thể thao được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng. Việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước được thực hiện tốt thông qua hệ thống phát thanh ở cơ sở và thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội.

Về giáo dục và đào tạo, trong những năm qua ngành giáo dục huyện Kỳ

Anh luôn được đánh giá cao và là một trong những ngọn cờ đầu của ngành giáo dục tỉnh nhà. Đến nay, ngành đã hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp chiếm tỷ lệ cao; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và đậu vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước ngày càng nhiều.

Về y tế, sự nghiệp y tế của huyện những năm gần đây tập trung vào nhiệm vụ

nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cũng như chất lượng khám chữa bệnh phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến nay, Kỳ Anh có 1 bệnh viện cấp huyện, 5 phòng khám đa khoa ở khu vực và 33 trạm y tế xã, thị trấn (trong đó có 17 trạm đạt chuẩn quốc gia), có 315 giường bệnh với 330 cán bộ.

Bảng 3.3. Tình hình phát triển y tế, giáo dục của huyện Kỳ Anh

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Số trường giáo dục Trường 104 100 93

Số phòng Phòng 1.171 1.145 1.145

Số lớp Lớp 1.467 1.553 1.561

Số học sinh Người 45.936 44.664 45.583

Số giáo viên Người 2.560 2.527 2.526

Sự nghiệp y tế

Số bệnh viện Cái 1 1 1

Số trạm xá Cái 33 33 33

Số giường bệnh Giường 315 315 315

Số cán bộ Người 330 330 330

Về hệ thống giao thông – thủy lợi:

Hệ thống giao thơng đường bộ của huyện Kỳ Anh được hình thành 3 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh và huyện. Đến năm 2014 tổng số đường nhựa và đường bê tông trong toàn huyện là 395,8 km trong đó đường nhựa là 242,22 km chiếm gần 90%; đường cấp phối giảm xuống chỉ còn chiếm khoảng 10% (năm 2012 là 38%). Hiện này 100% số xã có đường ơ tơ vào được trung tâm và đã được nhựa hóa. Các cơng trình giao thơng nông thôn (đường liên thơn, liên xóm, đường trong khu dân cư) đã được cải tạo, nâng cấp, nhiều tuyến đã được bê tơng hóa tạo điều kiện giao thông đi lại, vận chuyển thuận lợi. Tuy nhiên, mật độ và chất lượng đường giao thông thông nông thôn chưa đồng đều giữa các vùng trong huyện, những vùng có địa hình phức tạp, địa bàn rộng hệ thống đường giao thông nội xã cịn nhiều khó khăn đặc biệt vào mùa mưa.

Trong những năm qua các cơng trình thủy lợi đã được quan tâm đầu tư phát triển mạnh nhằm khai thác nguồn nước cung cấp chủ động cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời hạn chế một phần diện tích bị nhiễm mặn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp khung phân tích sinh kế

Khung phân tích sinh kế bền vững của Scoones 1998 và DFID 2001 được sử

dụng để mơ tả mối quan hệ và phân tích những thay đổi trong các nguồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả thay đổi sinh kế.

Các hoạt động sinh kế của người dân dựa trên các nguồn lực bao gồm

- Nguồn lực con người: Nhân công, nguồn lao động đa số là nguồn sẵn có tại địa phương. Một số có kiến thức và được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, còn lại đa số là dân trí thấp.

- Nguồn lực xã hội: Các chính sách, sự quan tâm từ phía chính quyền địa phương, thường có các chương trình hỗ trợ, giúp đỡ người dân nâng cao đời sống

- Nguồn lực kinh tế: Đây là vùng kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, người dân sống chủ yếu dựa vào biển.

- Nguồn lực tự nhiên: Địa bàn nghiên cứu có vị trí gần biển, tiềm năng về khai thác và nuôi trồng thủy sản khá lớn. Ngồi ra, lợi thế gần biển cịn đưa đến cho người dân một số nguồn lợi từ các hoạt động du lịch và dịch vụ đi kèm.

Khung sinh kế ở hộ ngư dân bao gồm ba hợp phần chính, đó là: tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Tài sản sinh kế là các nguồn lực của ngư dân gồm nguồn lực tự nhiê, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính. Chiến lược sinh kế bao gồm các hoạt động mưu sinh của hộ ngư dân và kết quả sinh kế là những thành quả mà chiến lược sinh kế mang lại, đồng thời các kết quả này ảnh hưởng ngược lại tới các tài sản sinh kế và chiến lược sinh kế của hộ ngư dân. Sau SCMT, các tài sản sinh kế của hộ ngư dân bị thay đổi, bắt buộc người dân phải thay đổi các chiên lược sinh kế từ đó dẫn tới các kết quả sinh kế mới. Kết quả sinh kế mới này sẽ lại ảnh hưởng trực tiếp tới các tài sản sinh kế và chiến lược sinh kế của hộ ngư dân tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)