Diện tích sản xuất nơng nghiệp của khu vực điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 65)

Đơn vị :Ha Kỳ Nam Kỳ Hà Kỳ Lợi Trước SCMT Sau SCMT Thay đổi Trước SCMT Sau SCMT Thay đổi Trước SCMT Sau SCMT Thay đổi Diện tích trồng lúa nước 50,84 51 0,16 48,2 50,2 2 30,4 30,5 0,1 Diện tích hoa màu 23,26 30,1 6,84 13,6 15,8 2,2 34 35,2 1,2 Diện tích làm muối 25,14 - -25,14 68,9 - -68,9 18 - -18 Diện tích ni trồng nước ngọt 96,37 109,72 13,35 97,24 114,12 -16,88 31,8 52,63 20,83

(Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Kỳ Anh, 2016)

Sau sự cố mơi trường, diện tích trồng lúa nước ở 3 xã hầu như không thay đổi, những hộ dân trước đây vẫn canh tác lúa nước tiếp tục làm nghề tuy nhiên các nguồn lợi thu được từ biển đã giảm sút cho nên nguồn thu nhập của các hộ chủ yếu là sản xuất lúa nước và hoa màu. Diện tích đất hoa màu tăng lên tuy nhiên vẫn cịn rất ít ví dụ như xã Kỳ Nam diện tích hoa màu tăng từ 23,26 ha lên 30,1 ha tăng 30% so với trước khi xảy ra sự cố, xã Kỳ Hà tăng từ 13,6 lên 15,8 tăng 16,17%, xã Kỳ Lợi tăng từ 34 ha lên 35,2 ha ứng với 3,5%. Ta có thể thấy, sau khi các nguồn lợi từ biển khơng cịn bà con chuyển sang canh tác các loại cây trồng trên đất liền tuy nhiên quỹ đất hạn chế, đất chủ yếu khó canh tác cho nên hiệu quả mang lại vẫn chưa cao.

Các hoạt động làm muối và nuôi trồng thủy sản nước mặn kết hợp không thể tiếp tục sản xuất do nguồn nước bị ô nhiễm, các sản phẩm cịn lại khơng tiêu thụ

được. Nguồn thu nhập của các hộ dân bị giảm xuống rất nhiều, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.

Diện tích ni trồng nước ngọt tăng lên đáng kể sau SCMT. Các ao, đàm, phá bỏ hoang được tận dụng triệt để, cải tạo để nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hình thức xây bể nhân tạo để nuôi trồng thủy sản nước ngọt cũng khá phổ biến.

c) Sự thay đổi nguồn lực tự nhiên của nhóm hộ thủy sản kết hợp dịch vụ

Nhóm hộ này đối với các ngành thủy sản chỉ nuôi trồng với quy mô nhỏ chủ yếu nuôi trồng để phục vụ các ngành dịch vụ. Các ngành dịch vụ của nhóm hộ này chủ yếu là kinh doanh nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ, buôn bán. Nguồn lực tự nhiên của nhóm hộ này chủ yếu là vị trí địa lý thuận lợi, nguồn hải sản từ biển dồi dào, tươi ngon thu hút khách du lịch, diện tích ni trồng thủy hải sản gần bờ, tất cả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân.

Sau SCMT các yếu tố này bị ảnh hưởng khơng nhỏ. Diện tích ni trồng bị thu hẹp hoặc mất hẳn. Khơng cịn lượng thủy hải sản tươi ngon thu hút khách du lịch. Tâm lý của khách du lịch cho rằng thủy hải sản ở đây bị nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe vì vậy gần như các cơ sở dịch vụ đã khơng cịn duy trì được hoạt động như trước.

Lượng khách ước tính trước khi SCMT xảy ra lên tới 200 lượt khách/ ngày. Tuy nhiên sau SCMT thì lượng khách suy giảm trầm trọng, mỗi ngày nhà hàng chỉ đón 4-5 lượt khách. Thậm chí nhiều nhà hàng phải đóng cửa vì khơng có khách. Có thể nói sau sự cố mơi trường nguồn lực tự nhiên của các hộ thủy sản kết hợp với dịch vụ có sự giảm sút trầm trọng.

4.1.3.2. Sự thay đổi nguồn lực con người

Từ trước đến nay, yếu tố con người luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất cho mọi sinh kế. Đặc biệt là trong nghề khai thác thủy hải sản thì con người đóng vai trị khơng thể thay thế.

Dân số: Tổng dân số trung bình huyện Kỳ Anh năm 2016 là 184.787 người, trong đó dân số nơng thơn 174.286 người chiếm 94.85% và thành thị 10.501 người chiếm 5.68%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở thành thị 103.73%, ở nông thôn 101.54%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)