Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.5. Những giải pháp đề xuất nhằm ổn định sinh kế của địa phương
4.5.3. Nâng cao hiệu quả của các nguồn lực sinh kế
Đối với nguồn lực con người: Những hộ có trình độ cao hơn như tốt nghiệp THPT hay cao đẳng, trung cấp nghề có khả năng tiếp cận tri thức hơn, họ có nhu cầu chuyển đổi sinh kế và phản ứng khá nhanh nhạy với thay đổi. Vì vậy cần tập trung khuyến khích nhóm hộ này tìm ra sinh kế tạm thời để ổn định cuộc sống hay mạnh dạn vay lực đầu tư đóng mới cải hốn tàu thuyền và đi đào tạo kỹ năng ra khơi xa. Nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, nhận thức của ngư dân địa phương bằng cách thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm phổ biến những chính sách, quy định của Nhà nước về khai thác hải sản và bảo vệ nguồn lợi hải sản để nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân tránh khai thác quá mức dẫn đến suy giảm nguồn lợi biển. Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho các thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh tuyên truyền, in ấn tài liệu, sổ tay, mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản. Mở các lớp dạy nghề cho phụ nữ và trẻ em, những người nhàn rỗi, khơng có nghề nghiệp để họ kiếm thêm thu nhập, làm giảm bớt gánh nặng cho lao động chính trọng gia đình. Đầu tư cho các lao động quyết định đi xuất khẩu lao động học ngoại ngữ và các kỹ năng để làm việc ở nước ngoài.
Đối với nguồn lực xã hội: Cải thiện nguồn lực này đồng nghĩa với việc cải thiện các mối quan hệ xã hội của người dân. Thành lập các tổ đội khai thác bao gồm 3 – 5 tàu thuyền, đi đánh bắt cùng một ngư trường để hỗ trợ nhau khi gặp rủi ro trên biển. Tăng cường vai trị của chính quyền địa phương và tổ chức khuyến ngư đối với ngư dân. Tạo mối liên kết giữa ngư dân với các chủ buôn, các hộ thu mua hải sản hoặc các cơ sở chế biến, XK góp phần ổn định giá cả đầu ra cho các sản phẩm sau khai thác của ngư dân. Đầu tư dịch vụ bảo hiểm cho tàu thuyền và lao động đi biển để giúp cho ngư dân phần nào yên tâm hơn khi không may gặp phải rủi ro trên biển. Trang bị phương tiện hiện đại để dự báo chính xác điều kiện thời tiết, khí hậu trên biển giúp ngư dân giảm thiểu được rủi ro, đồng thời đầu tư xây dựng lực lượng quân đội, cảnh sát biển, cứu hộ cứu nạn để có thể cứu giúp ngư dân kịp thời.
Đối với nguồn lực vật chất: cần phải cải thiện đầy đủ cả nguồn lực đầu tư công và nguồn lực đầu tư gia đình. Chính quyền địa phương cần tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đặc biệt là cơ sở hạ tầng nghề cá để đáp ứng được yêu cầu khi phát triển đánh bắt xa bờ. Cần nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền cảng Vũng Áng. Mạnh dạn vay lực để nâng cấp, cải hốn và đóng mới tàu thuyền có cơng suất lớn để phát triển nghề khai thác xa bờ. Đây là giải pháp khả thi đối với các hộ đã có dự định mở rộng khai thác trước khi sự cố xảy ra, những hộ có lực tương đối và sẵn sàng chấp nhận khó khăn trước mắt để thay đổi. Còn đối với các hộ còn quỹ đất vườn rộng có thể tận dụng để trồng cây ngắn ngày, cây rau, chăn nuôi thêm gia súc gia cầm để phục vụ nhu cầu trong gia đình và đem bán.
Đối với nguồn lực tài chính: Cải thiện nguồn lực này chính là cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng lực của người dân địa phương. Lựa chọn những hoạt động sinh kế phụ khác ngoài khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, để giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi trong các hộ dân, đồng thời làm tăng thu nhập cho gia đình, tăng tỷ lệ tích lũy và góp phần tăng nguồn lực tự có của gia đình. Thực hiện các chính sách hỗ trợ lực, kiến thức cho người dân khi chuyển đổi nghề. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần phải có những cơ chế giúp đỡ người dân trong việc tiếp cận nguồn lực vay đầu tư cho các hoạt động sinh kế, đồng thời phải đơn giản hóa thủ tục cho vay để phù hợp với trình độ nhận thức cịn hạn chế của người dân. Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội đặc biệt là trong vấn đề hỗ trợ lực cho người dân ổn định lại cuộc sống bằng cách cho người dân vay lực để xoay vòng.