Thứ nhất, sức khỏe, sinh kế con người bị đe dọa trực tiếp do tình trạng nhiễm bẩn không khí, đất, nước, thực phẩm, bùng phát dịch bệnh. Các chất gây ô nhiễm cao hơn nhiều lần mức cho phép đã gây ô nhiễm nặng cả nguồn nước mặt lẫn nguồn nước ngầm, đồng thời làm thoái hóa đất. Tại các thành phố lớn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng gia tăng. Tại các vùng ven đô, làng nghề, khu vực nông thôn, hầu hết sông, hồ, ao, kênh rạch ở khu vực dân cư, quanh khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bãi rác thải, đều bị ô nhiễm, không bảo đảm chất lượng nước sinh hoạt, nước tưới tiêu.
Thứ hai, môi trường sinh thái suy thoái, một mặt làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên tái sinh nuôi sống con người như biển, sông hồ, đất màu, rừng,v.v , mặt khác làm gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan, dẫn đến gia tăng bất bình đẳng xã hội do gây bất lợi, đặc biệt đối với nhóm sản xuất nông nghiệp, nhóm yếu thế như người nghèo, dân cư các vùng sâu, vùng xa, người DTTS, ít có cơ hội để thay đổi công việc, thay đổi nơi sống. Các nhóm này DTTS thường dễ bị tổn thương hơn với các hiện tượng cực đoan do khả năng chống chịu kém hơn, do sinh kế phụ thuộc chính vào tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, tại các vùng khí hậu khắc nghiệt tỷ lệ các hộ nghèo thường cao hơn, do các hộ khá giả tìm cơ hội dịch chuyển nơi sống, thay đổi nghề nghiệp, nên khả năng chia sẻ rủi ro, hỗ trợ trong cộng đồng hạn chế.
Thứ ba, ô nhiễm môi trường với hiện tượng thiên tai gia tăng về cường độ, tần xuất, quy mô cộng hưởng biến đổi khí hậu, đe dọa an ninh, tính mạng và tài sản của con người. Các hiện tượng BĐKH diễn ra từ từ, như hạn hán theo chu kỳ, sa mạc hóa đất, xói lở bờ biển, sạt lở núi và nước biển dâng làm đất nhiễm mặn có xu hướng ảnh hưởng trên diện rộng, tác động đến sức khỏe, phúc lợi và an ninh con người của nhiều cộng đồng. Các sự cố về môi trường dù là do nguyên nhân tự nhiên, con người hay kết hợp cả hai đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của các hộ ngư dân vùng ven biển.
Từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng thi hành pháp luật về BVMT ở nước ta trong thời gian qua cho thấy bất cập trong hệ thống chính sách về môi trường, phân cấp quản lý cũng như ý thức người dân và các cấp quản lý trong việc BVMT dẫn đến việc môi trường nước ta không những chưa thực sự được cải thiện mà vẫn đang bị suy thoái và xuống cấp nghiêm trọng. Công nghiệp hóa của Việt Nam trong thời gian qua, một mặt đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống người dân, mặt khác dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một tăng, có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Những tác động về môi trường tới đời sống của người dân chưa được quan tâm đúng mức khi 80% cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu; 90% cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý ô nhiễm; có tới 70% trong số hơn 2.000 làng nghề đang có tình trạng ô nhiễm. Thực tế cho thấy, hy sinh môi trường để tăng trưởng có xu hướng gia tăng. Hàng loạt các công ty ở Việt Nam bị phát hiện đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như nhà máy Vedan, Miwon hay trường hợp của công ty Hyundai Vinashin... Nếu tính cả nhũng tổn thất về môi
trường thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt ở mức 3 - 4% thay vì 6-7% như công bố . Trong bảng xếp hạng về an toàn môi trường, Việt Nam xếp cuối cùng trong các nước ASEAN và thứ 98 trong 117 nước đang phát triển. Các chất gây ô nhiễm cao hơn nhiều lần mức cho phép đã gây ô nhiễm nặng cả nguồn nước mặt lẫn nguồn nước ngầm, đồng thời làm thoái hóa đất. Hầu hết các con sông, hồ ao, kênh rạch ở khu vực quanh khu công nghiệp bị ô nhiễm, không bảo đảm chất lượng nước sinh hoạt, nước tưới tiêu. Theo tài liệu của các tổ chức bảo vệ môi trường, hiện nay Việt Nam có tới 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% bãi biển đã bị ô nhiễm và bắt đầu chuyển thành suy thoái.
Ô nhiễm trên quy mô rộng, suy thoái cục bộ, có dấu hiệu khủng khoảng môi trường do quá trình phát triển ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ BVMT, đang trở thành những rào cản lớn đối với phát triển chính con người Việt Nam. Cả ba cấp độ mất cân bằng môi trường này đều ảnh hưởng sâu sắc đến quyền con người được sống trong môi trường an toàn và trong lành, trong đó môi trường được nhìn nhận như môi trường sống và nguồn lực cho phát triển. Thứ nhất, sức khỏe, sinh kế con người bị đe dọa trực tiếp do tình trạng nhiễm bẩn không khí, đất, nước, thực phẩm, bùng phát dịch bệnh. Thứ hai, suy thoái môi trường làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên tái sinh nuôi sống con người như biển, sông hồ, đất màu, rừng dẫn đến không bền vững sinh kế, đặc biệt là đối với nhóm yếu thế như người nghèo, dân cư các vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số, những người sống dựa vào thiên nhiên. Thứ ba, khủng hoảng môi trường, thiên tài bùng phát, biến đổi khí hậu đe dọa an ninh, tính mạng và tài sản của con người.
Bên cạnh việc không đủ tư liệu sản xuất, thiếu việc làm bền vững, ô nhiễm môi trường dưới tác động quá trình công nghiệp hóa cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến đảm bảo sinh kế bền vững người dân. Từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng thi hành pháp luật về BVMT ở nước ta trong thời gian qua cho thấy bất cập trong hệ thống chính sách vê môi trường, phân cấp quản lý cũng như ý thức người dân và các cấp quản lý trong việc BVMT dẫn đến việc môi trường nước ta không những chưa thực sự được cải thiện mà vẫn đang bị suy thoái và xuống cấp nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường trở thành nỗi lo lắng thường trực của người dân nói chung và người dân tại các vùng đề tài khảo sát nói riêng, đặc biệt là người dân sống gần khu công nghiệp.
Ô nhiễm trên quy mô rộng, suy thoái cục bộ (theo tài liệu của các tổ chức bảo vệ môi trường, hiện nay Việt Nam có tới 70% các dòng sông, 45% vùng
ngập nước, 40% bãi biển đã bị ô nhiễm và bắt đầu chuyển thành suy thoái), có dấu hiệu khủng khoảng môi trường do quá trình phát triển ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ BVMT, đang trở thành những rào cản lớn đối với phát triển chính con người Việt Nam. Cả ba cấp độ mất cân bằng môi trường này xem xét từ mối quan hệ giữa môi trường và phát triển con người đều ảnh hưởng sâu sắc đến sinh kế và sức khỏe người dân. Trong đó môi trường được nhìn nhận như môi trường sống và nguồn lực cho phát triển.