Đơn vị Trước SCMT Sau SCMT GĐ Hồi phục Mức độ suy giảm sau SCMT Mức độ hồi phục sau SCMT Triệu đồng/ tháng Triệu đồng/ tháng Triệu đồng/ tháng % % Đánh bắt gần bờ 22,4 1,3 14,3 94,1 63,8 Đánh bắt xa bờ 38,3 21,7 32,9 43,3 85,9 Nuôi trồng thủy sản nước mặn 17,1 2,4 11,6 86 67,8 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt - 3,7 8,3 - - Lao động tự do - 8,5 6,8 - -
Xuất khẩu lao động - 27 27 - -
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Mức thu nhập cao nhất là đánh bắt xa bờ với trung bình 38,3 triệu đồng, sau đó đến ngành nghề đánh bắt gần bờ với 22,4 triệu đồng,và cuối cùng là nhóm ni trồng thủy hải sản nước mặn với mức thu nhập trung bình là 17,1 triệu đồng. Tuy nhiên, sau SCMT, các ngành nghề thủy sản gần như bị tê liệt, môi trường khai thác và nuôi trồng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn thu nhập của các hộ dân này gần như mất hẳn. Đây là cú sốc cho các hộ ngư dân.
Sau SCMT những hộ ngư dân chuyên làm các nghề thủy sản có một số chiến lược sinh kế mới như: Chuyển sang đánh bắt xa bờ, đóng thuyền mới, nâng cơng suất thuyền cũ hoặc đi làm thuê trên các thuyền đánh bắt; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản nước ngọt hoặc đánh bắt xa bờ với các ngành nghề khác như lao động tự do hoặc xuất khẩu lao động. Mỗi hộ ngư dân đều lựa chọn cho mình một chiến lược sinh kế mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ dân. SCMT bắt đầu xảy ra vào tháng 4/2016 và kéo dài trong suốt thời gian tiếp theo, đây là khoảng thời gian vơ cùng khó khăn của các hộ ngư dân chuyên làm thủy sản. Các nguồn sinh kế gần như mất hẳn, người dân chưa tìm kiếm ra phương thức sinh kế mới. Vì vậy, mức thu nhập giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể, mức thu nhập của ngành đánh bắt gần bờ giảm xuống còn 1,3tr/tháng, chỉ bằng 5,9% so với mức thu nhập cũ. Ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn cũng chỉ còn 2,4tr/tháng,
bằng 14% so với mức thu nhập cũ. Nghề đánh bắt xa bờ dù mơi trường chịu ảnh hưởng ít của sự cố tuy nhiên, thị trường biến động, giá thu mua thủy sản giảm mạnh khiến mức thu nhập TB/ hộ của nhóm nghề này chỉ cịn 56,9% so với mức thu nhập của GĐ trước SCMT. Trong giai đoạn này, các nhóm ngành mới được người dân lựa chọn bước đầu mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Nhóm nghề XKLĐ là nhóm mang về mức thu nhập cao nhất cho các hộ dân (27tr/tháng/hộ), bên cạnh đó, nhóm ni trồng thủy sản nước ngọt lại tỏ ra kém hiệu quả khi mang về mức thu nhập thấp nhất (3,7tr/tháng/hộ) thấp hơn cả các nhóm nghề tự do (8,3tr/tháng/hộ). Tuy nhiên, sau giai đoạn khó khăn, mức thu nhập của nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt lại tăng rõ rệt. Mức thu nhập TB đã tăng lên 8,3tr/tháng/hộ, cao hơn các ngành nghề tự do đang có xu hướng giảm (6,8 tr/tháng/hộ). Trong giai đoạn hồi phục này, các nhóm ngành nghề thủy sản cũ đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Điều này thể hiện rõ ở mức thu nhập hồi phục của các nghề này. Nghề đánh bắt gần bờ hồi phục thu nhập TB lên 63,8% so với giai đoạn trước SCMT, nhóm nghề ni trồng thủy sản nước mặn hồi phục cao hơn với 67,8% thu nhập so với GĐ trước SCMT. Đánh bắt xa bờ chịu ảnh hưởng ít hơn đã hồi phục được 85,9% thu nhập.
Đơn vị: Triệu đồng/tháng
Hình 4.3. Sự thay đổi thu nhập của các nhóm nghề thuộc nhóm Thủy sản sau SCMT thuộc nhóm Thủy sản sau SCMT
Hình 4.3 thể hiện một các rõ hơn sự thay đổi nguồn thu nhập của các hộ dân thuộc các nhóm ngành nghề chính thuộc nhóm thủy sản sau SCMT. Sau SCMT các hộ dân đánh bắt gần bờ là các hộ dận chịu ảnh hưởng lớn nhất. Gần như mất hẳn nguồn thu nhập. Mức thu nhập từ 22,4tr/tháng giảm xuống chỉ còn 1,3 tr/tháng. Tiếp theo là nhóm các hộ dân ni trồng thủy sản nước mặn. Đa số các khu vực nuôi trồng của người dân đều không thể tiếp tục sản xuất. Mức độ suy giảm thu nhập từu 17,1triệu/tháng giảm xuống cịn 2,4triệu/tháng. Nhóm hộ đánh bắt xa bờ tuy không bị ảnh hưởng tới chất lượng của các loại hải sản đánh bắt nhưng giá cả của các loại thủy hải sản lại bị giảm mạnh do ảnh hưởng hiệu ứng từ SCMT. Hiện tất cả các hoạt động sản xuất trong nhóm thủy sản đều đang trên đà hồi phục tuy nhiên vẫn chưa thể hồi phục lại hoàn toàn như trước khi SCMT xảy ra.
4.2.2.2. Kết quả của sự thay đổi sinh kế sau sự cố mơi trường của nhóm Thủy sản + Nơng nghiệp
Trước khi SCMT xảy ra, nhóm hộ Thủy sản kết hợp với nơng nghiệp là nhóm có mức thu nhập thấp nhất trong 3 nhóm hộ. Họ thường sản xuất nông nghiệp như trồng lúa nước, hoa màu, chăn nuôi, làm muối kết hợp với các ngành thủy sản như đánh bắt (chủ yếu là làm thuê trên các tàu cá), nuôi trồng thủy sản. Mức thu nhập của họ cũng phụ thuộc khá nhiều vào các ngành thủy sản. các hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại nguồn thu nhập khá thấp cho các hộ dân, các hoạt động thủy sản không được đầu tư mạnh như nhóm nghề thủy sản.
Tuy có mức thu nhập thấp hơn nhưng khi SCMT xảy ra, nhóm hộ Thủy sản kết hợp nơng nghiệp lại là nhóm hộ chịu ảnh hưởng thấp nhất trong các nhóm hộ. Các hoạt động sản xuất nơng nghiệp ít chịu tác động từ SCMT, vì vậy các hộ dân thuộc nhóm này gần như chỉ mất đi một nửa phương thức sinh kế. Sau SCMT, nguồn thu nhập từ các hoạt động thủy sản gần như mất hẳn, các hộ dân thuộc nhóm này vẫn tiếp tục sản xuất nơng nghiệp đồng thời tìm kiếm cho mình những nghề kết hợp để ổn định lại mức thu nhập. Thường các hộ dân nhóm này chọn các chiến lược sinh kế mới như kết hợp SXNN với nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lao động tự do, đánh bắt thuê, XKLĐ hoặc có thể mở rộng quy mơ SXNN, phát triển các mơ hình sản xuất mới. Có thể thấy, trong GĐ sau SCMT các nhóm nghề mới mang lại các nguồn thu nhập mới thay thế các nghề thủy sản đã mất. Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt tăng 240%, SXNN tăng 153,2% so với GĐ1. Sinh kế mới có thu nhập cao nhất là XKLĐ, tiếp theo là đánh bắt thuê cho các tàu khai thác xa bờ.
Bảng 4.13. Kết quả sự thay đổi sinh kế sau SCMT của nhóm Thủy sản + Nơng nghiệp
Thu nhập Trước SCMT Sau SCMT GĐ Hồi phục Mức độ suy giảm sau SCMT Mức độ hồi phục sau SCMT Đơn vị Triệu đồng/ tháng Triệu đồng/ tháng Triệu đồng/ tháng % %
Sản xuất nông nghiệp 6,2 9,5 8,6 -53,2 138,7
Đánh bắt gần bờ 10,1 - 6,8 100 67,32 Đánh bắt xa bờ - 9,3 8,2 - - Nuôi trồng thủy sản nước mặn 7,3 - 4,6 100 63,0 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt 2,0 4,8 5,3 -140 265 Lao động tự do - 4,1 2,2 - -
Xuất khẩu lao động - 25 25 - -
Làm muối 3,7 - 2,9 100 78,4
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Trong giai đoạn phục hồi, nhóm nghề có tốc độ phục hồi thu nhập cao nhất là nghề đánh bắt gần bờ (hồi phục 67,3% so với mức thu nhập ở GĐ trước SCMT), tiếp theo là nhóm ni trồng thủy sản nước mặn với mức hồi phục là 63% thu nhập. Đặc biệt, nhóm ngành ni trồng thủy sản nước ngọt vẫn có xu hướng tăng thu nhập, tăng lên 265% trong giai đoạn này. Nhóm sản xuất nơng nghiệp có xu hướng giảm thu nhập so với GĐ sau SCMT (138.7%), gần trở về với mức thu nhập như khi chưa xảy ra SCMT. Các nhóm ngành mới cịn lại như đánh bắt xa bờ và lao động tự do đều có xu hướng giảm thu nhập trong giai đoạn này. Nhìn chung, nhóm nghề Thủy sản + SXNN chịu ảnh hưởng thấp nhất từ SCMT, tuy nhiên, khả năng hồi phục của các nghề cụ thể khơng cao bằng nhóm Thủy sản.
Đơn vị: Triệu đồng/tháng
Hình 4.4. Sự thay đổi thu nhập sau SCMT của nhóm Thủy sản + SXNN Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Có thể thấy, nhóm các hộ có hoạt động đánh bắt xa bờ, làm muối và nuôi trồng thủy sản nước mặn có mức thu nhập giảm sút mạnh mẽ sau SCMT. Chính vì vậy, các ngành kết hợp với chúng là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng nước ngọt có mức thu nhập tăng lên sau SCMT, nhất là các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cơ bản từ trước SCMT, người dân đã có các hoạt động sản xuất nông nghiệp cố định, vì vậy khi các nghề thủy sản kết hợp bị ảnh hưởng, họ tập trung mở rộng, nâng cao công suất sản xuất cho các nghề nơng nghiệp. Chính vì vậy, mức thu nhập từ hoạt động nông nghiệp tăng lên đáng kể và trở về mức thu nhập cũ khi các hoạt động thủy sản kết hợp được hồi phục.
4.2.2.3. Kết quả chuyển đổi sinh kế của nhóm Thủy sản + Dịch vụ
Nhóm thủy sản kết hợp dịch vụ là nhóm có mức độ thu nhập cao nhất trong 3 nhóm hộ. Khơng chỉ có mức thu nhập từ các hoạt động chăn ni, đánh bắt thủy hải sản, nhóm hộ này cịn có mức thu nhập khá cao từ các hoạt động dịch vụ từ biển như nhà hàng ăn uống, buôn bán thủy hải sản, nhà nghỉ, khách sạn, du lịch,… Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc của các nhóm hộ này vào các yếu tố ngoại cảnh cũng khá cao. Sau SCMT, nhóm hộ dân này thường tìm đến các chiến lược sinh kế gàn gửi với hoạt động sinh kế cũ như ; Duy trì hoạt động dịch vụ cũ kết hợp lao động tự do, kết hợp nuôi trồng thủy sản nước ngọt hoặc kết hợp lao động đi biển thuê trên các thuyền xa bờ.