CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý ngân sách cấp xã
1.2.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Thành phố Đông Hà được tái lập và xây dựng trên mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời, phát triển về chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa của tỉnh Quảng Trị; thành phố có nhiều thuận lợi, lợi thế hơn các huyện, thị khác trong tỉnh để phát triển về mọi mặt.
Thành phố Đông Hà trong những năm qua kinh tế phát triển ổn định, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày một nâng cao, đặc biệt sự thay đổi bộ mặt ở nơng thơn. Có được kết quả đó nhờ vào sự đóng góp khơng nhỏ của cơng tác quản lý NSNN, quản lý ngânsách xã khi thực hiện Luật NSNN:
- Đối với công tác kiểm tra thường xuyên, định kỳ: Trong quá trình hoạt động của bộ phận quản lý ngân sách xã của các xã, phường. Đối với các cơ quan nhà nước: với chức năng nhiệm vụ của mình vẫn thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thu, chi NSX.
- Đối với UBND xã (phường):Thường xuyên nắm bắt, quản lý toàn diện các hoạt động về tài chính, ngân sách của xã (phường) để từ đó có những điều chỉnh trong quản lý ngân sách.
-Đối với HĐND các xã (phường): Về cơ bản đã thể hiện vai trị giám sát, vai trị quyết sách của mình. Thực hiện việc xem xét quyết định dự toán năm và ra Nghị quyết điều chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn báo cáo quyết tốn năm của ban tài chính và UBND các xã, phường.
- Đối với KBNN của thành phố: Đây là nơi kiểm sốt tồn bộ các khoản thu, chi của các xã một cách thường xuyên; kiểm tra các khoản thu, tính tỷ lệ phân chia, kiểm tra việc chi trả khi cấp phát tiền cho các xã, phường.
- Đối với phịng Tài chính - Kế tốn: Đây là cơ quan thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm sốt về chun mơn nghiệp vụ đối với ban tài chính các xã, phường; kiểm tra, đối chiếu số liệu hàng tháng, hàng quý và năm đối với từng xã, phường. Thực hiện việc thẩm tra quyết toán năm đối với ngân sách các xã thường xuyên có những biện pháp để tổ chức quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, quý.
- Kiểm tra đột xuất thường diễn ra khi có sự việc xảy ra hoặc đơn thư khiếu nại đối với bộ phận nào đó hoặc theo một chuyên đề nào đó. Thực hiện nhiệm vụ này do cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Sở Tài chính. Cơng an kinh tế, Ủy ban kiểm tra Đảng… khi có vụ việc xảy ra.
Ngân sách xã, phường là nơi liên quan đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ trực tiếp của người dân. Chính vì vậy, việc kiểm tra, giám sát ngân sách xã, phường, được thành phố coi là nhiệm vụ rất quan trọng, thông qua công tác kiểm tra, giám sát ngân sách xã, phường của phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố cũng như ngành tài chính đã có những uốn nắn, điều chỉnh hoạt động của ngân sách xã, phường đi vào nề nếp.
Trong những năm qua thành phố Đông Hà thông qua những đợt kiểm tra đã phát hiện ra những sai phạm, có những sai phạm vơ tình nhưng cũng như những sai phạm do cố ý, từ đó đề ra các biện pháp ngăn chặn, khắc phục không để xảy ra tiêu cực gây mất lịng tin trong nhân dân. Thơng qua công tác kiểm tra, phịng Tài chính - Kế hoạch của thành phố rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quản lý,
những bài học có giá trị từ thực tiễn quản lý ngân sách xã, tiến hành tổng kết thành những chuyên đề để thông qua các cuộc giao ban định kỳ các xã, phường trên địa bàn toàn thành phố rút kinh nghiệm, xử lý những đơn vị đã sai phạm nhằm đưa công tác quản lý ngân sách xã, phường ngày một tốt hơn.