Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Tình hình cơ bản về huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên biển và bờ biển: Huyện Bố Trạch có đường bờ biển dài trên 24km. Vùng biển Bố Trạch không sâu, cách xa bờ 20km độ sâu khoảng 20m, cách xa bờ 40km độ sâu khoảng 25m, ra đến 140km độ sâu cũng chỉ có 33m. Do biển khơng sâu nên diện tích bãi chiều của tất cả các xã ven biển rộng, khoảng 2.225ha. Đây cũng là một yếu tố rất thuận lợi để xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch biển.

Tài nguyên đất: Là một huyện có tài nguyên đất đai khá đa dạng, Huyện có diện tích đất đỏ vàng tương đối lớn (109.850 ha) chiếm gần 52% diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất chính để trồng cây lâu năm như cao su và cây ăn quả. Huyện cịn có trên 9.000 ha đất phù sa, loại đất này là điều kiện đảm bảo an toàn lương thực cho huyện. Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch giai đoạn 2010 - 2016 được trình bàyở bảng sau.

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch giai đoạn 2010 - 2016

ĐVT: Ha

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2014 Năm 2016

Tổng diện tích tự nhiên 212.310 212.310 212.418

1. Đất nơng nghiệp 176.078 192.641 197.672

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 19.840 19.771 20.670

-Đất trồng cây hàng năm 14.036 14.012 13.652

-Đất trồng cây lâu năm 5.804 5.759 7.018

1.2. Đất lâm nghiệp 156.017 171.948 176.085 -Đất rừng sản xuất 50.129 45.004 52.878 -Đất rừng phòng hộ 63.152 35.151 31.463 -Đất rừng đặc dụng 42.735 91.793 91.744 1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 222 918 912 1.4. Đất làm muối 0 1.5. Đất nông nghiệp khác 5 5

2. Đất phi nông nghiệp 8.984 10.124 10.389

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2014 Năm 2016

-Đất ở tại nông thôn 741 812 898

-Đất ở tại đô thị 71 85 87

2.2. Đất chuyên dùng 8.172 4.789 6.147 2.3. Đất tơn giáo, tín ngưỡng 0 16 17 2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0 720 719 2.5. Đất sông suối và mặt nước CD 0 3.703 2.521 2.6. Đất phi nông nghiệp khác 0 0 0

3. Đất chưa sử dụng 27.248 9.545 4.356

3.1. Đất bằng chưa sử dụng 3.120 2.936 2.633 3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 9.433 3.424 944 3.3. Núi đá khơng có rừng cây 14.695 3.185 779 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch Tài nguyên khoáng sản: Bố Trạch được coi là một vùng có nguồn tài ngun khống sản khá phong phú đã được điều tra khảo sát nhưng chưa được khai thác nhiều, bao gồm: nguyên liệu hoá chất và phân bón có pyrit ở Xuân Sơn, đá vơi từ Xn Sơn đến Trc có trữ lượng 131.925 triệu tấn; đá ốp lát trang trí ở Phú Định với nhiều loại có màu sắc đẹp như Granit, Gabro, diệp thạch, mỏ sét Cao lanh ở Thọ Lộc với trữ lượng 800.000m3, nguồn cát xây dựng ở sông Dinh, sông Son với trữ lượng lớn; cát trắng ở Thanh Khê trữ lượng 5 triệu tấn có khả năng sản xuất thuỷ tinh.

Tài nguyên rừng: Hiện nay huyện có 176.084,89ha đất lâm nghiệp chiếm 82,9% diện tích tự nhiên, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên 52.870,86 ha, rừng đặc dụng 91.743,9 ha, rừng phòng hộ 31.463,05 ha. Thảm thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, có nhiều loại gỗ quý như: lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơ mu… và nhiều loại thú quý hiếm như: hổ, báo, hươu đen, trĩ sao, gà lôi. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa (diện tích 7.692 ha), phi lao, bạch đàn và keo các loại. Đất có khả năng lâm nghiệp còn khoảng trên 3.500ha.

Một phần diện tích của vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm trên địa phận của xã Tân Trạch và Thượng Trạch của huyện Bố Trạch. Đây là khu bảo tồn có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.

Tài nguyên du lịch: Bố Trạch là huyện được thiên nhiên ưu đãi có điều kiện sinh thái đa dạng, bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái núi rừng, bờ biển, đồng bằng, đồi, trong đó có những nơi có thể xây dựng thành các điểm du lịch sinh thái, tắm biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó các khu nổi tiếng như:

- Khu du lịch hang động và rừng quốc gia Phong NhaKẻ Bàng: là một khu du

lịch hết sức hấp dẫn với hệ thống hang động đã phát hiện có tổng chiều dài khoảng 106.000m và cịn nhiều hang động chưa được thám hiểm. Hệ thống hang động kỳ thú này kết hợpvới hệ sinh thái rừng đa dạng trên núi đá vôi và sông suối tạo nên nhiều cảnh quan độc đáo thu hút các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch.

- Khu du lịch bãi tắm Đá Nhảy: Nằm dưới chân đèo Lý Hoà thuộc địa phận xã Hải Trạch đãđược công nhận và xếp hạng là danh thắng quốc gia, là một điểm du lịch hấp dẫn.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hệ thống di tích truyền thống - lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam như: hệ thống đường Hồ Chí Minh, bến phà Xuân Sơn, Đường 20 và Hang Tám cô...là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)